Vì sao dị ứng nấm mốc
phổ biến ở detailer? #
Bạn làm chăm sóc xe hơi và thường xuyên bị hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi? Bạn thường xuyên thấy khó chịu khi phải dọn vệ sinh nội thất xe có mùi hôi?
Những bào tử nấm mốc lơ lửng trong không khí có thể xâm nhập vào mũi của bạn, gây ra dị ứng nấm mốc. Nấm mốc có mặt ở khắp nơi, nếu nhỏ, ở dưới dạng bụi trong khoang dịch vụ detailing và trong nội thất xe dơ lâu ngày. Với số lượng lớn chúng có thể gây hại đến sức khỏe, gây ra các phản ứng dị ứng và các vấn đề về hô hấp, thậm chí có thể gây nguy hiểm, chết người.
Bị dị ứng ẩm mốc không phải làbình thường #
Thành phần gây dị ứng chính trong nấm mốc là bào tử nấm mốc. Những bào tử này có thể xâm nhập vào mũi của bạn từ không khí, gây ra phản ứng dị ứng. Nấm mốc phát triển quanh năm. Do đó, dị ứng nấm mốc không xuất hiện theo mùa như một số loại dị ứng khác. Người bị bệnh có thể gặp triệu chứng bất cứ khi nào tiếp xúc với bào tử nấm mốc, đặc biệt là nếu sống ở khu vực có nhiều ẩm ướt.
Dị ứng với nấm mốc là một tình trạng khá phổ biến hiện nay của các bạn kỹ thuật viên chăm sóc xe. Dị ứng loại này có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như hắt xì, chảy nước mũi, da bong tróc hay nặng hơn là viêm xoang, hen suyễn, viêm phổi.
Ban đầu, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng này với cảm lạnh hoặc viêm xoang, bởi các triệu chứng khá giống nhau. Bên cạnh đó, nếu bạn gặp vấn đề về hen suyễn, dị ứng nấm mốc cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, chẳng hạn như ho, khó thở, tức ngực…
Độc tố nấm mốc nguy hiểm như thế nào? #
Độc tố nấm mốc là các hợp chất độc được nhiều loại nấm tạo ra. Nhiễm độc tố nấm mốc có thể xảy ra tại nơi sản xuất hoặc trong quá trình bảo quản. Khi nấm gặp phải nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chúng nhân lên và có thể sản sinh ra mycotoxin.
Khi cần xử lý mùi hôi trong xe ô tô, chúng ta nghĩ ngay đến phải làm sạch và dọn nội thất xe ô tô. Nhưng chúng ta ít khi nghĩ đến các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân khi dọn nội thất xe ô tô. Nếu tiếp xúc hay hít phải chất độc (mycotoxin) sinh ra từ mốc lâu dài, có thể gây hại.
Triệu chứng dị ứng nấm mốc thế nào? #
Các triệu chứng di ứng nấm mốc thường từ nhẹ đến nặng tùy vào từng người. Bạn có thể gặp chúng quanh năm hoặc các triệu chứng bùng phát vào một thời điểm nhất định trong năm. Đôi khi là nó xuất hiện ngay khi bạn vừa tiếp xúc với các bào tử nấm mốc trong nội thất xe.
Các triệu chứng này thường bao gồm:
- Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi
- Ngứa mắt hoặc chảy nước mắt
- Da khô, ngứa ngáy
- Ho và ngứa cổ họng
Ban đầu, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng này với cảm lạnh hoặc viêm xoang, bởi các triệu chứng khá giống nhau. Bên cạnh đó, nếu bạn gặp vấn đề về hen suyễn, dị ứng nấm mốc cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, chẳng hạn như ho, khó thở, tức ngực…
Giống như bất kỳ dị ứng nào, triệu chứng dị ứng với nấm mốc được kích hoạt bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi hít phải bào tử nấm mốc nhỏ trong không khí, cơ thể sẽ nhận diện và phát triển các kháng thể gây dị ứng để chống lại.
Nấm mốc có độc không? #
Khá nhiều ý kiến hiện nay cho rằng hít phải nấm mốc là vô hại vì nó chỉ tác dụng một lượng rất nhỏ. Điều này hoàn toàn đúng nếu bạn không phải làm vệ sinh nội thất xe ô tô thường xuyên. Nhưng nếu bạn tiếp xúc thường xuyên thì nó vô cùng độc hại và có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn. Viêm xoang do nấm dị ứng là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều kỹ thuật viên chăm sóc xe đang mắc phải hiện nay.
Và bạn không thể thay đổi môi trường làm việc detailing ngay lập tức được. Rất khó để làm điều đó đúng không?
Cách khử trùng bằng ozone #
Vi khuẩn là loại vi sinh vật đơn bào, có cấu trúc nguyên thuỷ và nhân lên theo cách phân chia. Cơ thể của vi khuẩn được bao bọc bởi màng tế bào tương đối rắn, hệ thống enzyme kiểm soát các quy trình phức tạp. Khi ozone tác động vào quá trình chuyến hoá tế bào của vi khuẩn, hệ thống enzyme bị ức chế, đồng thời ozone cũng phá vỡ màng tế bào từ đó dẫn đến việc tiêu huỷ vi khuẩn.
Riêng với virus, chúng có kích thước siêu nhỏ, được hình thành từ các tinh thể và đại phân tử. Không giống như vi khuẩn, virus chỉ nhân lên trong tế bào chủ. Ozone thực hiện tiêu diệt virus bằng cách khuếch tán qua protein, tác động đến lõi axit nucleic từ đó làm tổn thương RNA. Việc tiếp xúc với ozone ở nồng độ cao có thể khiến vỏ capsit hoặc vỏ protein của virus bị oxy hoá.
Ozone có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí. Tế bào bao bọc vi khuẩn được tạo thành bởi polysacarit và protein. Sự xuất hiện hàm lượng lipit cao trong thành tế bào vi khuẩn chính là lời lí giải cho sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với ozone.
Các loại vi khuẩn, virus bị ức chế bởi ozone bao gồm: Candida, Aspergilus, Histoplasma, Actinomycoses và Cryptococcus. Với sự cấu tạo bởi nhiều lớp của nấm (80% carbohydrate và 10% protein + glycoprotein) mà quá trình oxy hoá bất hoạt bởi ozone diễn ra. Mặc dù vậy, trong mọi trường hợp, ozon đều có khả năng khuếch tán qua thành vào tế bào chất của sinh vật và phá vỡ chúng. Các sinh vật nguyên sinh bị tiêu diệt bởi ozone gồm: Giardia, Cryptosporidium và Amip.
01
Đóng kín cửa xe #
Kéo kín cửa giúp khoang nội thất xe kín để ozone có thể hoạt động hiệu quả nhất.
+ Nếu xe có mùi hôi khó chịu, hãy khử trùng ozone ngay trước khi bạn dọn nội thất xe. Điều này đảm bảo bạn không bị dị ứng nấm mốc.
+ Sau khi vệ sinh nội thất xong, hãy khử mùi ozone thêm 1 lần nữa. Điều này giúp bạn yên tâm các vi khuẩn được bóc tách trong quá trình dọn nội thất được tiêu diệt hoàn toàn.
02
Khử ozone #
Tùy theo nồng độ ozone của máy phát ozone mà bạn chọn thời gian phù hợp.
Với máy có sản lượng : 10g/h thì cung cấp nồng độ khí Ozone : 1 - 5mg/l. Bạn có thể dùng ~ 10 phút để khử trùng và khử mùi hôi khó chịu
03
Mở máy xe #
Để ozone có thể khử trùng toàn bộ sâu bên trong khoang gió điều hòa máy lạnh, bạn hãy mở máy xe và chỉnh chế độ gió nóng ở mức quạt tối đa.
04
Chờ tan ozone #
Tất máy xe và mở các cửa hoàn toàn để cho khí ozone từ từ được trung hòa tự nhiên. Bạn có thể dùng quạt thổi vào nội thất hoặc mở máy xe để lọc gió hút ozone thừa ra ngoài.
Đồ nghề detailing #
TÀI LIỆU THAM KHẢO #
Mold allergy. American Academy of Allergy, Asthma & Immunology. https://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/allergies/mold-allergy. Accessed Feb. 17, 2021.
Mold allergy. Asthma and Allergy Foundation of America. https://www.aafa.org/mold-allergy/. Accessed Feb. 17, 2021.
A brief guide to mold, moisture and your home. Environmental Protection Agency. https://www.epa.gov/mold/brief-guide-mold-moisture-and-your-home. Accessed Feb. 17, 2021.
DeShazo RD, et al. Pharmacotherapy of allergic rhinitis. https://www.uptodate.com/contents/search. Accessed Feb. 17, 2021.
Ahasic AM, et al. Building-related illness and building-related symptoms. https://www.uptodate.com/contents/search. Accessed Feb. 17, 2021.
Basic facts about mold and dampness. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/mold/faqs.htm. Accessed Feb. 19, 2021.
Sultesz M, et al. Prevalence of allergic rhinitis, related comorbidities and risk factors in schoolchildren. Allergy, Asthma & Clinical Immunology. 2020; doi: 10.1186/s13223-020-00495-1.
Household Molds Linked to Childhood Asthma. (2015, May 18). National Institutes of Health (NIH). https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/household-molds-linked-childhood-asthma
Zergham, A. S., et al. (2021). Farmers lung. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557580/
Environmental Protection Agency (EPA): Ozone Generators That are Sold as Air Cleaners. https://www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/ozone-generators-are-sold-air-cleaners
Dionna Ford; Mandy O'Brien (7 January 2014). Homemade Cleaners: Quick-and-Easy, Toxin-Free Recipes to Replace Your Kitchen Cleaner, Bathroom Disinfectant, Laundry Detergent, Bleach, Bug Killer, Air Freshener, and more. Ulysses Press. pp. 167–. ISBN 978-1-61243-313-4.
U.S. News & World Report: What to Do If Your House Has Mold (Or You Think It Does). https://loans.usnews.com/what-to-do-if-your-house-has-mold-or-you-think-it-does
Dave Asprey. (n.d.). Ozone therapy: What it is and how it works. Retrieved from https://daveasprey.com/ozone-therapy-benefits-safety/
Naturopathic Medicine. (2020, March 11). The rise of chronic mold toxicity. Retrieved from https://livvnatural.com/the-rise-of-chronic-mold-toxicity/
Poison Control. (n.d.). Mold 101: Effects on human health. Retrieved from https://www.poison.org/articles/2011-oct/mold-101-effects-on-human-health
Vine Health Care. (n.d.). OZONE THERAPY – REACTIVATE YOUR BODY’S INNATE HEALING SYSTEM. Retrieved from https://www.vinehealthcare.com/services/ozone_therapy/
Terr AI. Are indoor molds causing a new disease? J Allergy Clin Immunol. 2004;113:221-6.
Storey E, Dangman KH, Schench P, DeBernardo RL, Yang CS, Bracher A, Hodgson MJ. Guidance for clinicians on the recognition and management of health effects related to mold exposure and moisture indoors. Farmington (CT): University of Connecticut Health Center, Division of Occupational and Environmental Medicine, Center for Indoor Environments and Health; 2004.
Kim, JJ, Mazur LJ, American Academy of Pediatrics Committee on Environmental Health. Spectrum of noninfectious health effects from mold. Pediatrics. 2006;118:2582-2586. Reaffirmed January 2011. www.pediatrics.org/cgi/doi/10.1542/peds.2010-3671.
Bush RK, Portnoy JM, Saxon A, Terr AI, Wood RA. The medical effects of mold exposure. J Allergy Clin Imunol. 2006;117:326-33.