Tình huống tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường #
Có rất nhiều bạn đang tìm việc làm sinh viên năm cuối hoặc việc làm cho sinh viên chờ bằng nhưng chưa biết cách tìm việc làm nhanh. Đây là nhu cầu phổ biến nhưng thường bị “mắc kẹt” vì 3 nguyên nhân chính:
- Đó là bởi vì bạn chưa phân tích tình huống tìm việc làm của bạn.
- Bạn cũng chưa thực sự hiểu về các yêu cầu tuyển dụng nhân sự từ nhà tuyển dụng.
- Và bạn cũng chưa phân tích yếu tố cạnh tranh việc làm với các ứng viên khác.
Nó có nghĩa là: chừng nào bạn còn chưa xử lý vấn đề của cách tìm việc làm của bạn, thì bạn sẽ vẫn lãng phí thời gian của bản thân. Giai đoạn này sẽ thật sự rất áp lực. Nhưng không ai sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tìm việc cho bạn “đúng đắn”. Bởi vì, cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường luôn ít hơn rất nhiều so với những người đã có kinh nghiệm.
Tin tuyển dụng việc làm cho sinh viên mới ra trường #
Bạn có bao giờ thắc mắc:
- Vì sao có ít tin tuyển dụng việc làm cho sinh viên mới ra trường?
- Không có kinh nghiệm làm sao xin việc nhanh?
- Tại sao các tin việc làm không có kinh nghiệm luôn rất ít?
Nhưng trước tiên, bạn cần loại bỏ ra khỏi đầu mình suy nghĩ “Tôi học trường XYZ có tiếng, tôi cũng tốt nghiệp loại khá giỏi. Nên tôi chỉ muốn những việc nhẹ lương cao”. Chúng tôi không nói bạn suy nghĩ sai. Nhưng với kinh nghiệm tư vấn tuyển dụng hơn 12 năm qua, chúng tôi tin rằng bạn chưa thực sự phù hợp để đi làm việc chuyên nghiệp.
Cho đến khi nào bạn hiểu được lợi ích của việc đầu tư vào bản thân, bạn mới thấy được cách học đúng đắn. Và chọn cách học phù hợp nhất với bản thân là con đường nhanh nhất giúp bạn nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp mới.
Randy Nguyen
Vì sao có ít tin tuyển dụng việc làm cho sinh viên mới ra trường?
Bạn hãy đặt câu hỏi cho chính bản thân bạn. Là sinh viên mới ra trường, bạn có những gì để đi làm việc chuyên nghiệp?
Khoan hãy liệt kê những danh sách mà bạn có. Bởi vì chúng tôi muốn bạn hiểu được nguyên tắc tuyển dụng của thị trường việc làm hiện nay. Nó đơn giản là 1 giao dịch mua bán. Điều này có nghĩa là gì?
- Yếu tố [1]: Đầu tiên là bạn phải có cái gì đó để bán cho thị trường, đúng không?
- Yếu tố [2]: Tiếp theo là phải có người nào đó sẵn sàng mua cái mà bạn đem bán chứ.
- Yếu tố [3]: Dĩ nhiên là để 2 người này gặp được nhau thì sẽ cần một nơi như “chợ việc làm” hoặc sàn việc làm” chẳng hạn.
Từ khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp của DVN cho thấy, khi bạn chưa hiểu đúng cơ chế vận hành của thị trường tuyển dụng việc làm sinh viên, bạn hầu như không tìm được việc làm ổn định. Nghĩa là bạn vẫn tìm được công ăn việc làm. Nhưng nó không phù hợp mà thôi.
Và chúng tôi tin rằng bạn hoàn toàn không muốn điều này xảy ra cho bạn.
Không có kinh nghiệm làm sao xin việc nhanh?
Hãy quay lại với 3 yếu tố của thị trường việc làm sinh viên sau tốt nghiệp. Nếu bạn đang định bán yếu tố “kinh nghiệm” cho người mua thì bạn có lợi thế cạnh tranh gì không? Chắc chắn là không rồi! Bởi vì bạn là sinh viên năm cuối hoặc sinh viên chờ bằng hoặc là sinh viên mới tốt nghiệp…thì cũng có kinh nghiệm = 0.
Và nó có nghĩa là cái bạn đang định đem đi bán thì bạn không có. Mà không có thì làm sao mà bán được. Bạn chỉ có thể bán cái bạn đang sở hữu mà thôi. Nếu bạn cứ quanh quẩn với cái bạn không có, bạn chỉ mất thời gian. Thay vào đó, hãy tìm ra những thứ mà bạn đang có. Rồi sau đó hãy tìm cách bán nó cho người cần.
Đó là kinh nghiệm làm sao xin được việc nhanh nhất.
- Bạn luôn có cái mà bạn có thể đem bán, chỉ là bạn chưa biết nó là cái gì mà thôi. Bởi vì, suy cho cùng, sau một thời gian tìm việc thì ai cũng có việc làm. Nó có nghĩa là bạn đã bán được cái bạn có cho người mua. Nhưng, mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
- Thay vì đợi đến giai đoạn tìm việc làm cho sinh viên chờ bằng, bạn hãy suy nghĩ về cách tìm việc làm nhanh hơn. Vì nếu bạn tìm ra cách phù hợp cho bạn, sẽ có người tìm bạn để giao việc.
Tại sao các tin việc làm không có kinh nghiệm luôn rất ít?
Bạn hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên tuyển dụng. Nếu là người phụ trách nhân sự tuyển dụng, bạn có muốn nhận người không có kinh nghiệm, chưa biết làm việc ở công ty không? Chắc chắn là không rồi!
Tại sao lại như vậy?
- Chưa biết làm việc thì phải hướng dẫn rất mất thời gian. Mà mất thời gian thì làm sao làm kịp việc sếp giao? Nếu bạn hướng dẫn nhân viên mới mà ảnh hưởng hiệu suất làm việc của bạn, thì bạn có bị cấp trên khiển trách không?
- Nếu bạn hướng dẫn người mới đi làm thì người đó học việc nhanh hay chậm? Học việc nhanh cũng đã mất thời gian rồi. Mà nếu học việc chậm nữa thì…thật là khó chịu nhỉ?
- Mà nếu bạn hướng dẫn cho nhân viên mới làm việc tốt, thì kết quả đó…sếp sẽ khen bạn hay khen nhân viên mới? Ai sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn? Vậy bạn có nỗ lực hướng dẫn người khác để họ thăng tiến nhanh hơn bạn không? Chắc chắn là không rồi!
Vì sao nhà tuyển dụng muốn tuyển học dụng việc ô tô? #
Rõ ràng là bên cạnh nhu cầu tìm việc làm ô tô cho sinh viên mới ra trường thì cũng có rất nhiều quản lý sẵn sàng tuyển học việc ô tô. Hãy cùng phân tích theo 3 yếu tố thị trường ở trên:
- Yếu tố [1]: đã có, đó là nhu cầu tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường;
- Yếu tố [2]: đã có, đó là nhu cầu tuyển dụng việc làm không cần kinh nghiệm;
Khoan đã! Bạn đừng vội tìm yếu tố thứ [3]. Bởi vì nếu bạn chưa thực sự hiểu đúng 2 yếu tố này, thì bạn không bao giờ ứng tuyển thành công. Nói cách khác, bạn chưa thực sự biết nhà tuyển dụng đang cần gì. Bạn có thể đang hiểu lầm những thuật ngữ gì đó.
Những công việc cho người không có kinh nghiệm
Nhà tuyển dụng sẽ luôn cân nhắc các việc làm không cần kinh nghiệm để giao cho bạn. Nhất là khi bạn học nghề ô tô.
Tại sao???
Bạn đang mang tâm thế “học việc”, nên bạn chưa có sẵn sàng nhận trách nhiệm khi xảy ra sự cố trong công việc. Mà nhờ có thể nhận trách nhiệm khi làm việc thì nhân viên mới có lương. Chứ nếu tuyển học việc ô tô vào làm ở xưởng dịch vụ mà để sự cố thì khách hàng có chấp nhận không?
Nếu bạn là khách hàng, bạn muốn xe ô tô của bạn được thực hiện bởi kỹ thuật viên hay là người học việc?
Cho nên người quản lý xưởng dịch vụ luôn phải chọn những việc đơn giản và dễ làm để giao cho người đang học việc ô tô. Mục đích chính là để bạn hiểu về quy trình dịch vụ ô tô và các tiêu chuẩn dịch vụ của cửa hàng cung cấp.
Dĩ nhiên là bạn sẽ luôn thấy có những quản lý sẵn sàng đặt niềm tin và giao cho bạn nhiều việc thực tế hơn. Đó không phải bởi vì họ thiếu người. Mà họ muốn đánh giá sự phù hợp của bạn với công việc. Để từ đó họ suy nghĩ có nên nhận bạn ở lại làm việc không mà thôi.
Rủi ro làm không hết việc nếu giao cho bạn
Chúng ta đều đánh giá bản thân cao hơn thực tế. Nghĩa là chúng ta có xu hướng nghĩ mình giỏi. Và, nghĩ mình giỏi hơn người khác. Điều này là hoàn toàn bình thường. Vì bạn chưa có kỹ năng tự đánh giá năng lực bản thân. Mà bất cứ kỹ năng nào cũng cần phải học tập và rèn luyện. Nếu bạn chưa nghe về kỹ năng tự đánh giá năng lực, đó là bạn chưa biết để học mà thôi.
Khi bạn được học kỹ năng tự đánh giá năng lực bản thân, bạn có thể ước lượng chính xác hơn những lợi thế của mình so với người khác.
Và, khi bạn không thể hoàn thành tất cả các việc được giao, thì nó có nghĩa là bạn chưa làm được. Dĩ nhiên là bạn sẽ luôn nói “Tôi đã làm xong rồi mà!” Nhưng bạn ơi, làm xong và làm đạt yêu cầu có giống nhau đâu? Bạn còn chưa được xác nhận là đã làm xong việc nữa ấy chứ.
Sự thật là: bạn có làm xong việc, mà chưa đến giai đoạn bàn giao kết quả cho khách hàng, và chưa thu tiền được…thì cũng hoàn toàn vô nghĩa. Khách hàng không đồng ý với kết quả mà đội nhóm đã làm, thì họ được quyền không thanh toán tiền.
Vậy thì vì sao bạn học việc có được hưởng lương? Lương học việc mà bạn nhận là tiền gì?
Thực trạng mới đi làm đã muốn nghỉ
Yếu tố này nói về áp lực công việc. Nó liên quan đến những kỹ năng mềm. Mà nếu bạn bắt đầu có cảm giác mới đi làm đã muốn nghỉ thì nó hết sức bình thường. Suy cho cùng, sinh viên ô tô thiếu kỹ năng mềm hơn là kỹ năng cứng.
Tình huống này nhắc nhở bạn phải học kỹ năng mềm khi tìm việc làm, thay vì chỉ học kỹ năng cứng ở các khóa học nghề.
Cách tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường nhanh #
Có rất nhiều cách tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường. Không phải là bạn không biết cách tìm việc nhanh. Mà thực tế là cách nào là cách phù hợp với bạn nhất.
Sau đây là một số cách cơ bản để tìm việc làm cho sinh viên mới ra trường:
Đọc tin tuyển dụng việc làm ngành ô tô mới nhất
Các tin việc làm ngành ô tô mới nhất thể hiện điều gì?
Thứ nhất: đó là địa điểm và khu vực đang cần nhân sự. Nghĩa là ở khu vực đó thiếu người với chức danh tuyển dụng. Nếu bạn đang tạo CV cho sinh viên mới ra trường, bạn nên xây dựng profile phù hợp với vị trí tuyển dụng đó. Thị trường ngành ô tô ở các khu vực khác nhau sẽ cần nhân viên khác nhau.
Tiếp theo: đó là xu hướng phát triển ngành ô tô tại Việt Nam. Xu hướng sử dụng ô tô là cách mà người dùng sẽ mua và dùng xe ô tô trong điều kiện thực tế. Và khi đó, khách hàng cần các dịch vụ chăm sóc xe ô tô phù hợp. Bạn có thể học những kỹ năng mới để thích nghi với xu hướng ngành chăm sóc xe trong 5 năm tới.
Phân tích bảng mô tả công việc
Bản mô tả công việc là gì?
Nói đơn giản thì hệ thống mô tả công việc là tập hợp những việc mà bạn cần làm tại cửa hàng và xưởng dịch vụ chăm sóc xe đó. Cho nên cách viết mô tả công việc thể hiện nhà tuyển dụng đang kinh doanh các dịch vụ ô tô nào. Nó cũng cho bạn biết được sự phù hợp mà bạn có với yêu cầu công việc thực tế.
Và bạn phải làm gì với bản mô tả công việc?
- Học cách phân tích hệ thống mô tả công việc;
- Tự xây dựng mẫu bản mô tả công việc chuẩn cho bản thân;
- So sánh chuẩn đánh giá năng lực của bạn và của nhà tuyển dụng để tìm ra sự phù hợp;
Nó có nghĩa là, khi bản đánh giá năng lực của bạn càng phù hợp với chuẩn năng lực mà nhà tuyển dụng cần, thì bạn càng có dễ tìm việc việc làm hơn. Mà bạn có trong tay danh sách nhiều công việc phù hợp hơn thì bạn sẽ có thể chọn ra công việc làm lương cao hơn.
Đây có phải là mong muốn của bạn khi tìm việc làm không?
Xây dựng tinh thần tự học
Hiện nay, vẫn còn nhiều sinh viên chưa thực sự chủ động trong việc học tập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến như:
- Thói quen học tập thụ động. Một số sinh viên còn phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên, chưa biết cách tự tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức, dẫn đến việc thiếu chủ động trong học tập;
- Ảnh hưởng của công nghệ: Việc sử dụng công nghệ chưa hiệu quả, khi có nhiều sinh viên dành nhiều thời gian cho giải trí thay vì học tập. Các nền tảng mạng xã hội, trò chơi trực tuyến có thể gây xao nhãng, làm giảm khả năng tập trung;
- Thiếu kỹ năng tự học: Nhiều sinh viên chưa có kỹ năng lập kế hoạch, tư duy phản biện, hoặc chưa biết cách quản lý thời gian học tập sao cho hiệu quả, dẫn đến tình trạng học tập không có hệ thống;
- Thiếu động lực học tập: Một số sinh viên chưa xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, dễ cảm thấy chán nản, mất động lực khi gặp khó khăn;
- Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: Môi trường gia đình, bạn bè, nhà trường cũng ảnh hưởng đến tinh thần tự học. Nếu không có sự động viên, khuyến khích từ người thân hoặc không có môi trường học tập phù hợp, sinh viên sẽ dễ mất hứng thú với việc tự học.
Bạn không cần suy nghĩ quá nhiều như trên. Nhưng bạn chỉ cần tưởng tượng là khi đi làm thì bạn có thời gian để học những kỹ năng mới không? Không! Vậy thì bạn sẽ có thể dùng những kỹ năng cũ đã học trong bao nhiêu năm để có thể có việc làm lương cao?
Bạn không biết bao lâu đúng không? Đó là bởi vì luôn có những người trẻ hơn bạn, với kiến thức và kỹ năng mới hơn bạn…sẽ thay thế bạn rất nhanh chóng.
Vậy thì, nếu không tự học mỗi ngày, bạn đã tự chấp nhận dừng cuộc chơi trước các bạn trẻ hơn bạn.
Bạn hãy đọc để hoàn thành 100% tài liệu nhé!
Là các phần trống trên website https://detailingvietnam.org được DVN cho các đối tác quảng cáo thuê để giới thiệu về sản phẩm chăm sóc xe ô tô hoặc các dịch vụ ô tô liên quan đến chủ đề của bài viết. Lợi nhuận thu được của các nội dung được tài trợ này (nếu có) sẽ được dùng để chi trả kinh phí duy trì website và phát triển các chương trình đào tạo, khóa học nghề cũng như giúp nghiên cứu các chủ đề mới liên quan đến chăm sóc xe ô tô và detailing chuyên nghiệp.
Kết quả thu được của các hoạt động này được đúc kết và chọn lọc tại Thư viện detailing. Đây là dự án phi lợi nhuận của DVN giúp phát triển cộng đồng chăm sóc xe bền vững và lâu dài mà DVN đã theo đuổi từ những ngày đầu tiên.