Dán PPF #
Có 2 yếu tố quan trong mà bất cứ kỹ thuật viên dán phim PPF nào cũng quan tâm. Đó là:
Dung dịch dán ppf có tác dụng gì? #
Dung dịch dán phim PPF là một hợp chất được thiết kế để cân bằng 2 yếu tố:
- Bôi trơn: giúp tấm màng phim TPU di chuyển và lướt trên bề mặt sơn xetrước khi bạn muốn dính cố định. Tên gọi của nó là Slip Solution
- Cố định: nghĩa là khi bạn cần dính “chết” bề mặt phim TPU vào bề mặt sơn xe, sau khi đã cân chỉnh đúng vị trí cần muốn. Tên gọi của nó là Tack Solution
Đây là cách dán PPF theo kiểu dán ướt, bạn cần bề mặt phim ướt để dán và hoàn thành quy trình dán PPF. Nó khác với cách dán khô (không đề cập trong bài viết này).
Điều gì đã thay đổi? #
Nếu bạn đã biết cách dán PPF và áp dụng quy trình dán PPF khoảng trước 2019 tại Việt Nam, bạn sẽ thấy cách dán PPF kiểu dán ướt này chưa phổ biến. Khi đó, các kỹ thuật viên đang áp dụng cách dán decal chống trầy sơn theo kiểu dán khô. Cách dán decal nước có lợi thế ở điểm là bề mặt ít bị trầy xước hơn sau khi dán xong.
Nhưng cách dán ướt khi dán PPF với 2 dung dịch bôi trơn và cố định gây ra nhiều điểm phiền toái.
- Bạn vừa phải phun xịt dung dịch bôi trơn khi dán PPF liên tục để giữ cho phim không bị khô
- Và bạn cũng cần loại bỏ dung dịch bôi trơn để cố định phim ngay khi vừa tìm ra điểm dính
- Bạn cũng sẽ nhầm lẫn giữa 2 chai dung dịch này khi thi công
- Và bạn phải liên tục thay đổi cách pha dung dịch dán PPF để điều chỉnh độ bôi trơn
Dĩ nhiên là còn nhiều phiền toái khác. Cách dán PPF này gây mất thời gian, kéo dài gói dịch vụ không cần thiết. Nó còn gây rủi ro “cháy keo phim” nếu sử dụng quá nhiều Tack Solution.
Gel dán ppf có tác dụng gì? #
Gel dán phim PPF là hợp chất dạng hybrid, nghĩa là nó kết 2 Slip Solution và Tack Solution trong 1 chai dung dịch dán PPF. Khi cần di chuyển tấm màng phim TPU thì bạn cần phun gel dán PPF. Còn khi bạn cần cố định chỉ cần ép và vuốt gel đó ra ngoài.
Thế hệ đầu tiên của Gel dán PPF dường như đã giải quyết được các vấn đề trên khi tích hợp Slip Solution và Tack Solution 2 trong 1. Gel dán PPF loại này có màu trong suốt và hơi cô đặc, không pha nước.
Dĩ nhiên là nó cũng đi kèm hạn chế: Đắt tiền – vì chính yếu tố cân bằng hợp lý giữa Trơn & Dính mà nhà sản xuất đã thiết kế.
Thực ra, nếu so với chi phí dán PPF tại USA thì giá của Gel dán PPF rẻ. Nhưng nếu bạn ở Việt Nam thì sao?
Dung dịch dán phim PPF không kết tủa #
Từ SEMA 2022, Dung dịch dán phim PPF không kết tủa được giới thiệu lần đầu tiên như một sự lựa chọn thay thế cho Gel dán PPF pha sẵn.
So với Gel dán PPF không pha nước thì dung dịch dán PPF có thể pha loãng với nước. Kỹ thuật viên dán PPF có thể sử dụng “thoải mái”, không bị giới hạn. Điều này thực sự rất quan trong vì trong nhiều tình huống, bạn phải phun xịt dung dịch dán PPF để rửa trôi các bụi bẩn đang bám trên màng phim – vì bạn không có lựa chọn khác.
Rõ ràng, nó là một lợi thế lợi mà bất cứ ai cũng muốn.
Bạn hãy tưởng tượng tình huống sau:
- Khi quá trơn thì phim không dính
- Khi quá dính thì không di chuyên được phim
Kỹ thuật viên dán PPF chuyên nghiệp là người thực sự làm chủ được tình huống này. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu thì sao? Số tiền phim PPF dùng để thực hành và học kỹ thuật dán PPF thực sự rất đắt. Nếu có dung dịch PPF chỉ cần bạn có kỹ năng vuốt – dán đủ tốt là dùng “đạt chuẩn” thì bạn có muốn nó không?
Dĩ nhiên sẽ có nhiều người nói rằng khi chọn cách pha dung dịch dán PPF với nước thì tỉ lệ “hóa chất” sẽ thiếu ổn định. Nó đúng với nhiều dung dịch dán PPF, nhưng cũng luôn có dung dịch dán PPF không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ pha với nước.
Một rủi ro khi pha dung dịch dán PPF với nước là bị kết tủa với ion Ca, Ma,… trong nước. Đây là nguyên nhân gây đục màng phim vì kết tủa xuất hiện bên dưới lớp keo PPF. Sự cố này rất nghiêm trọng vì bạn không biết được nó cho đến khi keo PPF thực sự khô hoàn toàn ~ 21 ngày kể từ khi được dán.
Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ rủi ro này với nước lọc khoáng. Nhưng nếu nước đã lọc khoáng mà vẫn bị kết tủa?
Một số thành phần của dung dịch dán sẽ bị hòa tan vào nước (water soluable). Một số thành phần còn lại thì không tan hoàn toàn, sẽ tạo nên kết tủa. Nếu bạn mua dung dịch dán PPF không kết tủa, bạn luôn yên tâm không bị hiện tượng này.
Để dán dính keo PPF nhanh, các thợ dán PPF phải làm chết keo ở các mép phim. Đây là cách làm cũ nhưng vẫn được nhiều trung tâm chăm sóc xe và các shop decal áp dụng. Dung dịch dán phim tốt nhất là loại có thể tự khô mà không gây cháy keo PPF. Cách dán PPF mới này giúp bạn yên tâm giấu mép phim theo cách dán Total Invisible.
Tương tự, cách dán PPF dùng Gel dán PPF cũng dễ bị cháy keo do sử dụng Tack Solution quá mức. Một số trường hợp Tack Solution không thể làm trôi sạch Slip Solution, gây hiện tượng không dính phim.
Thời gian khô keo được tính từ khi lớp keo PPF đã được dính cố định cho đến khi keo PPF đạt độ dính tối đa. Nhanh khô keo đồng nghĩa với bạn sẽ giảm thời gian chờ sau khi dán xong. Mặc dù nó không đồng nghĩa với bạn có thể bàn giao xe ngay cho khách hàng. Nhưng bạn sẽ có thể ngủ ngon vì không phải đi fix lỗi ngày hôm sau.
Câu hỏi thường gặp #
Được. Đây là cách dán phim PPF thông dụng nhất trên thị trường.
Pha nước dán phim PPF nên dùng nước đã lọc ion nước cứng như Canxi, Magie,.. để tránh kếtủa trong nước làm đục màng keo PPF.
Nếu bạn đang dùng xà bông Johnson thì cách pha dung dịch dán PPF là từ 2ml – 4ml cho mỗi 1 lít nước.
Đây là hiện tượng xảy ra khi một lượng xà bông còn “mắc kẹt” bên dưới màng phim PPF. Ánh sáng phản xạ qua màng phim PPF này tạo nên màu cầu vồng. Dung dịch dán phim PPF và Gel dán PPF đã giải quyết triệt để lỗi kỹ thuật dán PPF này.
Để hạn chế kết tủa cặn khoáng, bạn nên dùng dung dịch dán phim PPF không kết tủa thay cho loại dung dịch dán PPF thông thường.
Tùy thuộc vào diện tích dán phim và kỹ thuật dán PPF mà thợ dán PPF cần từ 1-3 ngày để dán full xe (chưa bao gồm tẩy rửa xe, hiệu chỉnh bề mặt sơn xe)
Đúng. Phim PPF được dùng rộng rãi cho các gói dịch vụ dán PPF nội thất xe.