[Cập nhật] Cách chống bám bụi xe ô tô hiệu quả nhất

Xem danh mục

[Cập nhật] Cách chống bám bụi xe ô tô hiệu quả nhất

16 phút đọc

1. Nguyên nhân xe ô tô bám bụi #

Mọi người thường tìm hiểu về cách chống bám bụi ô tô hiệu quả nhất mà lại bỏ qua nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Điều này sẽ dấn đến cách làm của bạn thiếu chính xác hoặc không hiệu quả cao.

Bởi vì, mỗi một chiếc xe có tình trạng xe khác nhau. Cũng như nguyên nhân gây bụi cũng khác nhau, tùy thuộc vào nơi ở và cách thức di chuyển của bạn.

Và bạn cần phải tìm hiểu về nó trước. Dưới đây sẽ là một sốbụi bẩn gây nên bụi ô tô phổ biến.

1.1 Bụi do đâu? #

Bụi trong xây dựng #

Khói bụi từ công trình xây dựng là nguồn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Khi xe tải đi nhanh kéo nhiều bụi bay vào không khí khô. Xe ô tô của bạn đi ngang công trình sẽ bị bụi tích tụ làm xe bám bụi.

Bụi trong sản xuất #

Rất nhiều nhà xưởng và các cơ sở sản xuất có lượng bụi thép trong quá trình gia công, chế tạo, hàn sắt thép. Bụi này chứa nhiều tinh thể sắt rất độc hại.

Bụi mịn trong nhà #

Nhà bụi nhiều là bởi vì bụi trong không gian sống, do các hoạt động hàng ngày. Bụi mịn này có thể đến từ bụi vải quần áo, chăn ga gối đệm hoặc do nấu ăn, hút thuốc lá, đốt nến, nhang,… Và còn từ phần tế bào da bị chết đi, phân của con mạt bụi, protein được tìm thấy trong chất thải của động vật, vi khuẩn, virus, nấm, bào tử nấm mốc.

1.2 Bụi bẩn liên quan gì đến Xe ô tô bám bụi? #

Nhưng hiểu về nguồn gốc bụi bẩn nhiều là chưa đủ. Tình trạng xe ô tô của bạn và cách chăm sóc xe của bạn cũng là nguyên nhân trực tiếp làm xe bụi nhiều. Bạn hãy xem 3 tình trạng xe phổ biến sau đây:

Bề mặt lồi lõm #

Khi bề mặt xe ô tô bám bẩn, nó hình thành các lớp bao phủ siêu mỏng thô ráp và tạo ra hình dạng lồi lõm khiến bụi bẩn khó thoát ra ngoài.

Bề mặt dính, ẩm ướt #

Khi xe ướt, không khí ẩm hoặc có các chất nhờn dính, dầu nhớt và những chất hữu cơ trên bề mặt thì bụi bẩn bám vào nhiều hơn.

Bề mặt hút tĩnh điện #

Những hạt bụi đi qua điện trường mạnh sẽ bị ion hoá thành các phân tử ion mang điện tích âm. Theo nguyên lý của từ trường “trái dấu hút nhau”, chúng sẽ chuyển động về phía cực dương và bám vào đó rất chặt.

2. Cách chống bám bụi do
bề mặt lồi lõm #

Chống bám bụi trên xe theo cách này là các giải pháp làm cho bề mặt xe phẳng, đồng nhất tối đa.

2.1 Tình trạng sơn xe bị trầy xước #

Để bạn dễ hình dung, chúng tôi dùng hình mặt cắt ngang của lớp sơn xe ô tô của bạn như hình bên dưới.

Trong đó, lớp ClearCoat chính là lớp sơn bóng ở mặt trên cùng của sơn xe bạn. Theo lý thuyết, nó sẽ phẳng tuyệt đối và hoàn toàn không có gì trên bề mặt.

Trong thực tế, nó có các vết trầy xước và ăn mòn từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng như:

  • Car Wash: Các vết xước nhẹ do rửa xe ô tô không đúng cách, hoặc do khăn lau xe kém chất lượng
  • Finger Nail: Vết trầy xước do va quẹt với móng tay của bạn
  • Key or Tree Branch: Vết xước do va quẹt với chìa khóa xe hoặc với cành cây. Vết này thường rất sâu
  • Belt Buckle: Vết trầy xước khi bạn tựa mặt dây thắt lưng vào sơn xe. Trong thực tế nó có thể là vết lõm
  • Shopping Cart: Vết này quá sâu, có thể là do va chạm với xe đẩy siêu thị…

Và, điều đó tạo ra các rãnh trên bề mặt lớp sơn xe của bạn.

Đây chính là cơ hội lý tưởng cho các chất bẩn bám vào các rãnh này. Cát bụi ô tô có kích thước nhỏ dễ dàng bị “mắc kẹt” trong những rãnh này. Càng nhiều rãnh thì khả năng bám bẩn càng tăng. Và, đó là lý do mà bạn thấy xe của bạn bám bụi rất nhanh.

Sẽ có rất nhiều bạn nói rằng: “Tôi thường xuyên dùng chổi quét bụi xe ô tô mà!” Đúng là bạn có dùng chổi quét bụi để quét sạch xe. Nhưng rồi mọi thứ sẽ đâu vào đấy cả thôi. Vì liên tục các bụi bẩn mới lại bám vào bề mặt lồi lõm này. Nên bạn sẽ thường thấy sơn xe bám bụi nhiều hơn kính xe là vì kính xe gần như phẳng tuyệt đối. Quét bụi trên kính cũng dễ dàng hơn trên sơn xe là vậy.

Bạn cần lưu ý rằng, các chất bẩn này đã bị “mắc kẹt” trong khe rãnh nên hầu như rất khó thoát ra khi bạn rửa xe thông thường. Các loại xà bông rửa xe ô tô và bọt tuyết rửa xe ô tô cũng không thể lấy đi chất bụi bẩn này được. Và bạn cứ đi rửa xe xong thì xe lại bám bụi nhiều như cũ.

Nhưng chúng tôi có giải pháp cho bạn bên dưới.

2.2 Cách đánh bóng sơn xe #

Theo cách này, dễ hiểu nhất xử lý sơn xe bị trầy xước theo cách này là bạn đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe để đánh bóng hiệu chỉnh bề mặt sơn xe. 

Khi đó, các kỹ thuật viên sẽ dùng máy đánh bóng để mài và lấy đi lớp sơn trên cùng đến một mức độ nhất định để bề mặt sơn xe phẳng đều tương đối. Các rãnh “giữ chặt bụi bẩn” cũng vì thế mà giảm đi rất nhiều. Bụi bẩn cũng ít có cơ hội mắc kẹt lại như trước.

Ưu điểm

Hạn chế

2.3 Cách wax bóng sơn xe #

Để bạn dễ hình dung, chúng tôi dùng hình mặt cắt ngang của lớp sơn xe ô tô của bạn như hình bên dưới sau khi đã được wax ô tô.

Wax xe ô tô thực chất là cách bôi một lớp chất ữu cơ hoặc phi hữu cơ để lấp đầy các vết trầy xước sơn xe. Các chai xịt bóng xe và chất làm bóng xe dạng kem cũng đều thuộc nhóm này.

Khi được lấp đầy, các rãnh trầy xước sẽ không còn nữa. Vì vậy bụi bẩn cũng không “mắc kẹt” như trước.

Nhưng bạn cũng cần biết rằng, khi chưa tẩy rửa sạch bề mặt thì có thể bạn sẽ wax xe ô tô trên một lớp sơn dơ nhiều bụi bẩn. Hãy lau sạch sơn xe trước khi wax bóng.

Ưu điểm

Hạn chế

3. Cách chống bám bụi do
bề mặt dính, ẩm ướt #

Chống bám bụi trên xe theo cách này là các giải pháp làm cho bề mặt xe sạch nhất có thể nhằm tránh hút bụi bẩn.

3.1 Tình trạng xe dính chất bẩn cứng đầu #

Chúng tôi dùng khái niệm “chất bẩn cứng đầu” để chỉ những loại chất bẩn như sau:

  1. Có khả năng bám dính chặt lên bề mặt chỉ sau một thời gian ngắn vài giờ
  2. Không thể làm sạch với xà bông rửa xe thông thường khi rửa xe ô tô
  3. Các lớp bụi ô tô bám dính lâu ngày chưa xác định được nguyên nhân

Và, chúng tôi phân loại một số chất bẩn cứng đầu phổ biến bạn có thể thấy như sau:

3.2 Cách kiểm tra đơn giản #

Bạn có thể kiểm tra rất đơn giản bằng một trong 2 cách sau:

  • Dùng tay sờ trực tiếp lên bề mặt sơn xe, sau khi xe đã rửa xong. 
  • Dùng bao nylon (túi nhựa) và sờ trực tiếp lên bề mặt sơn xe, sau khi đã rửa xe xong

Và, nếu bạn cảm thấy bề mặt sơn nhám, không láng mịn nghĩa là nó sẽ tiếp tục bám bẩn và bám bụi nhanh chóng.

Với việc bề mặt xe bị nóng khi di chuyển dưới trời nắng làm các bụi bẩn này chảy ra và đóng rắn sau khi xe nguội thì các xịt chống bám bụi rất kém hiệu quả.

3.3 Cách xử lý chất bẩn cứng đầu bằng Clay ô tô #

Cách sử dụng đất sét tẩy bụi sơn (Clay bar) để clay ô tô là rất phổ biến. Mặc dù nhiều người nghĩ đất sét tẩy sơn chỉ dùng để tẩy bụi sơn mà thôi. Thực tế, khi Clay ô tô là dùng thanh đất sét kết hợp với dung dịch bôi trơn chuyên dụng (Clay lubricant) để gỡ và bóc tách ra các chất bẩn cứng đầu như hình vẽ.

Hình BEFORE là hình mặt cắt ngang bề mặt sơn xe trước khi làm sạch. Bỏ qua vết xước (Scratch, Swirls) đã nói ở trên thì nó còn các loại chất bẩn sau:

  • Overspray: Đây là các hạt bụi sơn siêu mịn. Nó thường xuất hiện khi bạn đi qua công trường xây dựng hoặc đôi lúc nó cũng có khi bị khi bạn đem xe đi bảo dưỡng (và dính bụi sơn từ xe khác).
  • Brake Dust: Bụi phanh xe xuất hiện khi bạn phanh xe, nó cũng có thể kèm dầu phanh xe hoặc các chất nhờn dùng để bôi trơn. Bạn sẽ thường thấy nó ở mâm xe hoặc các phần bên dưới của xe.
  • Rail Dust: Các bụi dạng mạt sắt li ti. Nó dễ thấy với màu vàng hoặc màu cam trên xe màu trắng.
  • Acid Rain Water Spot: Là các vết ố mốc do cặn khoáng canxi hoặc magie trong nước kết hợp với bụi bẩn.
  • Industrial Polution: Bụi ô nhiễm công nghiệp, thường là các bụi mịn li ti trong không khí sẵn có.

Hình AFTER là hình mặt cắt ngang bề mặt sơn xe sau khi làm sạch. Như bạn thấy:

  • Overspray: Có thể làm sạch hoàn toàn không để lại dấu vết
  • Brake Dust: Có thể làm sạch hoàn toàn nhưng để lại các dấu vết xước bề mặt, nếu không làm đúng cách
  • Rail Dust: Có thể làm sạch hoàn toàn nhưng để lại các dấu vết xước bề mặt, nếu không làm đúng cách
  • Acid Rain Water Spot: Có thể làm sạch hoàn toàn nhưng để lại các dấu vết đã ăn mòn vào bề mặt
  • Industrial Polution: Có thể làm sạch hoàn toàn không để lại các dấu vết 

Hiện nay, đã có giải pháp cùng lúc xử lý Brake Dust và Rail Dust một cách an toàn mà không làm xước bề mặt như trước. Đó là cách dùng dung dịch tẩy oxit kim loại hoặc dung dịch tẩy rỉ mạt sắt để loại bỏ các Metal Particules. Phương pháp này phân hủy các hạt phân tử kim loại và mạt sắt một cách tự nhiên và an toàn (Iron Removal).

Ưu điểm

Hạn chế

4. Cách chống bám bụi do
bề mặt hút bụi tĩnh điện #

Chống bám bụi trên xe theo cách này là các giải pháp làm cho bề mặt xe không bị ion hóa. Nói cách khác, xe ô tô không hút các bụi bẩn mang điện tích âm. Đa số những bụi vào nhà và làm xe ô tô bám bụi là các bụi mịn – bụi siêu mịn.

4.1 Tình trạng bụi vào nhà #

Bạn sẽ thấy tình trạng này khi xe ô tô bám bụi trên kính, bụi cửa, bụi lốp xe,… ngay cả khi xe đứng yên 1 chỗ. Bụi bẩn trong không khí của bãi giữ xe hoặc nhà bụi nhiều khiến bạn rất đau đầu.

Không đơn giản như bạn tưởng bởi vì các bụi mịn và siêu mịn này đã nhiễm từ trường nên nó có điện tích âm (-). Khi tiếp xúc với bề mặt xe có điện tích dương (+), chúng bám dính rất chặt mà bạn khó gỡ ra. 

Các lớp bụi tĩnh điện này hình thành mỗi lúc một dày khi không khí ẩm hơn.

4.2 Cách kiểm tra đơn giản #

Bạn có thể kiểm tra rất đơn giản bằng một trong 2 cách sau:

  • Dùng tay sờ trực tiếp lên bề mặt sơn xe, sau khi xe đã rửa xong. 
  • Dùng đèn pin soi lên bề mặt xe để biết có lớp bụi mịn bám.
4.3 Cách chống bám bụi tĩnh điện #

Hiện nay, có 2 cách chống bám bụi tĩnh điện đơn giản mà các trung tâm chăm sóc xe ô tô và studio detailing đã áp dụng:

  • Dùng dung dịch chống tĩnh điện để lau bề mặt (sau khi đã vệ sinh sạch)
  • Phủ ceramic chống bám bụi tĩnh điện với công nghệ lớp phủ Oleophobic

Với cách dùng dung dịch chống tĩnh điện, các dung dịch này tạo ra 1 lớp ngăn cách siêu mỏng không có điện tích. Nói cách khác, nó bao phủ bề mặt xe với lớp dung dịch không phân cực (non-polar antistatic agent).

Khi các hạt bụi mịn có điện tích âm dừng lại trên sơn xe, nó không hút được bề mặt điện tích dương. Vì vậy, nó “rơi ra” khỏi bề mặt xe. 

Cách làm này rất hiệu quả vì nó giải quyết được gần như ngay lập tức lớp “bụi bẩn khó chịu” này. Nhưng bạn cũng sẽ thấy rằng sau khi rửa xe xong, bạn phải lau ngay dung dịch chống bám bụi này trước khi xe bụi.

Chống bám bụi tĩnh điện bằng lớp phủ Oleophobic là công nghệ mới. Lớp phủ này tương tự lớp phủ nano ceramic nhưng có tác dụng ngăn bụi tĩnh điện tích tụ, thay vì tạo bề mặt như phủ bóng ô tô. DVN có bài viết riêng về công nghệ này. Bạn có thể xem trong link bên dưới.

Câu hỏi thường gặp #

Xe ô tô có sơn chống bám bụi không?

Xe ô tô ở Việt Nam hiện nay chưa có sơn chống bám bụi. Nhưng đã có các sản phẩm chăm sóc xe công nghệ nano chống bám bụi hiệu quả.

Có. Các dung dịch chống bám bụi dễ dùng nhất là xịt chống bám bụi dùng trên bề mặt. Các chai xịt chống bám bụi này thuộc nhóm sản phẩm bảo vệ sơn xe (Car Paint Sealant), có độ bền từ vài lần rửa xe đến vài tháng.

DVN đã thử nghiệm nhiều dòng sản phẩm mới giúp kính chống bám bụi. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả hiện nay chưa cao.

Không. Lớp phủ Oleophobic là lớp phủ bảo vệ sơn xe (Car Paint Coatings). Lớp phủ này tương tự như phủ ceramic ô tô nhưng có tính năng chính là chống bám bụi bẩn. Phủ coating Oleophobic cũng có hiệu ứng chống bám nước và dầu mỡ tương tự hiệu ứng lá sen.

Với công nghệ chăm sóc xe hiện nay, các sản phẩm vật liệu chống bám bụi càng ngày càng bền bỉ hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng xà bông rửa xe pH trung tính và tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc nước rửa xe không chạm để duy trì hiệu quả của vật liệu chống bám bụi.

Như phân tích ở trên, chống bụi phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tình trạng xe của bạn. Không có 1 giải pháp chung cho tất cả mọi người nên bạn cần chọn giải pháp phù hợp.

Nếu bạn chưa tìm được cách chống bụi hiệu quả, hãy inbox cho DVN biết để hỗ trợ bạn.

Nội thất xe ô tô gồm nhiều loại vật liệu khác nhau và thường có độ ẩm cao gây bụi nhiều. Cách đơn giản nhất là bạn dùng các chai xịt chống bám bụi tĩnh điện để lau bề mặt sau khi đã hút bụi ô tô sạch sẽ.

Có. Các máy lọc không khí trong nội thất xe ô tô vừa có tác dụng giữ lại bụi mịn, vừa giúp loại bỏ nấm mốc và các chất ô nhiễm rất hiệu quả.

Khi bạn dùng chổi quét bụi mịn mà không sạch bụi nghĩa là các hạt bụi đó là bụi tĩnh điện. Nói một cách đơn giản là nó đã nhiễm điện tích âm (-) và vì vậy sẽ bám rất chặt với bề mặt xe có điện tích dương (+). Chỉ khi bạn cách ly được 2 điện tích này bằng dung dịch nano chống bụi tĩnh điện thì bụi tĩnh điện mới “rơi” ra khỏi bề mặt.

DMCA.com Protection Status