- KIẾN THỨC PHỦ NANO CERAMIC Ô TÔ
- DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- PHỦ COATING LÀ GÌ ?
- PHÂN LOẠI GIẢI PHÁP PHỦ COATING LÀ GÌ ?
- CÁCH PHỦ LỚP COATING NHƯ THẾ NÀO ?
- PHỦ NANO LÀ GÌ ?
- WAX CHO XE LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
- CÓ NÊN PHỦ CERAMIC Ô TÔ KHÔNG ?
- SƠN XE BỊ TRẦY XƯỚC DO RỬA XE KHÔNG ĐÚNG CÁCH
- CÓ BAO NHIÊU GIẢI PHÁP BẢO VỆ SƠN XE ?
- PHỦ CERAMIC COATING LÀ GÌ ?
- PHỦ GRAPHENE CÓ PHẢI LÀ PHỦ COATING KHÔNG ?
- PHỦ CERAMIC CÓ CHỐNG XƯỚC KHÔNG ?
- PHỦ CERAMIC XE Ô TÔ XONG THÌ BAO LÂU TÔI CÓ THỂ RỬA XE ?
- TÔI VỪA PHỦ CERAMIC XE Ô TÔ XONG THÌ GẶP TRỜI MƯA. TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
- HIỆU ỨNG LÁ SEN LÀ GÌ ?
- TẠI SAO XE VẪN DƠ DÙ TÔI ĐÃ PHỦ CERAMIC ?
- TẠI SAO HIỆU ỨNG LÁ SEN GIẢM DẦN THEO THỜI GIAN ?
- TÔI NÊN RỬA XE THẾ NÀO SAU KHI ĐÃ PHỦ CERAMIC ?
- TẠI SAO XE BỊ CÁC ĐỐM Ố MỐC TRẮNG DÙ ĐÃ PHỦ CERAMIC ?
- BẠN CÒN NHIỀU THẮC MẮC ?
PHỦ COATING LÀ GÌ ? #
Phủ coating bảo vệ sơn xe (Protective Coating) là một giải pháp bảo vệ sơn xe từ vật liệu phi hữu cơ. Nó là giải pháp nhân tạo 100%.
Khi nói đến phi hữu cơ (in-organic), nghĩa là nó không phải hữu cơ (organic). Và, chúng ta sẽ không đi quá sâu vào việc này mà chỉ dừng lại ở đây.
Sản phẩm phủ coating này có thành phần chính như: Siloxane, Silicone, Silicon Dioxide, Silica, Silicon Carbide, Silane, Titanium Oxides,… Chúng ta cũng có thể quen gọi với các công thức hóa học như là SiO2, SiC, TiO2,…
Mục đích của phủ coating bảo vệ sơn xe:
- Nhằm bảo vệ lớp sơn xe khỏi tác động xấu từ môi trường hoặc
- Duy trì tình trạng lớp sơn trong trạng thái tốt lâu dài nhất có thể
Nghĩa là, khi bạn phủ coating lên lớp sơn xe ô tô, thì lớp phủ coating này sẽ có 2 tác dụng chính:
1. TÁC DỤNG BẢO VỆ:
- Ngăn ngừa sơn bị bạc màu: Chúng ta thường gọi nó với thuật ngữ “sơn không bị bị ngả màu”. Bản chất của hiện tượng này là do tia UV trong ánh nắng mặt trời làm oxy hóa lớp sơn.
- Tăng cường độ bóng cho bề mặt sơn xe: Lớp sơn OEM nguyên bản của sơn xe (còn gọi là sơn zin) đã có một lớp sơn bóng (Clear Coat). Nhưng sau khi phủ lớp coating bảo vệ thì nó sẽ còn bóng và sáng hơn khi chưa phủ.
- Giảm bám dơ: Nhờ đặc tính chống bám nước, lớp phủ coating có khả năng tạo một màng “chống bám bẩn”. Nhờ đó, khi phủ coating xong thì dù xe bạn có bị bám đất cát cũng sẽ bám ít hơn khi chưa phủ. Lưu ý: chống bám bẩn không đồng nghĩa với không bám bẩn đâu nhé 🙂 .
2. TÁC DỤNG DUY TRÌ:
- Rửa xe đơn giản hơn: Lớp phủ coating này lấp đầy các lỗ rỗng li ti trên bề mặt sơn xe, nó không cho chất bẩn bám cứng trên bề mặt sơn như trước. Nhờ vậy, bạn có thể tẩy sạch các chất bẩn dù nó thuộc loại “rất cứng đầu” như các vết nhựa đường hay nhựa cây,…
- Duy trì trạng thái sạch sẽ lâu dài: Nghĩa là, khi các chất dơ ít có cơ hội bám dính lên sơn thì nó cũng không tích tụ như trước nữa. Và nó sẽ còn hiệu quả hơn nếu khi đó bề mặt sơn xe của bạn đang “láng mịn”. Bạn có thể dùng tay sờ trực tiếp lên bề mặt sơn xe để biết nó có đang láng mịn hay không. Nếu nó đang láng mịn, xe của bạn sẽ thực sự rất ít bám bụi.
THỰC TẾ:
- Bền: Khái niệm bền ở đây được hiểu khi lớp phủ coating có thời gian hiệu quả từ 12 tháng trở lên, sau khi bạn đã phủ. Và, dĩ nhiên là bạn không được đánh bóng hay dùng bất cứ công cụ mài mòn nào lên lớp sơn đã phủ. Lưu ý: Rửa xe bằng giẻ lau kém chất lượng gây trầy xước và phá hủy lớp phủ coating này. Cho nên, nếu đã phủ coating thì bạn không nên rửa xe cỏ đâu nhé!
- Các giải pháp phủ ceramic coating cao cấp trên thế giới hiện nay là CarPro, Ceramic Pro, Gyeon,…
PHÂN LOẠI GIẢI PHÁP PHỦ COATING LÀ GÌ ? #
Tuy rằng ở trên nói về phủ coating bảo vệ sơn xe nhưng không có nghĩa là coating chỉ thực hiện được trên sơn xe. Trong thực tế, ứng dụng của nó rất đa dạng. Trong phạm vi bài viết này chỉ nói về mục đích ứng dụng cho xe ô tô mà thôi. Thì với phủ coating, có thể phân chia ra các nhóm sử dụng phổ biến sau:
- Phủ coating cho sơn xe
- Cũng có loại Phủ coating cho kính xe, nhằm hạn chế bám nước lên kính và giúp tăng tầm nhìn khi đi mưa.
- Phủ coating cho nội thất xe. Nó được thực hiện lên bề mặt nhựa/vinyl, da… với giúp chống thấm nước (do vô ý) hoặc ngăn ngừa việc dính màu quần jean lên ghế. Lưu ý: nó vẫn dính màu, nhưng làm sạch và xử lý rất đơn giản. Nó không có nghĩa là không dính màu quần jean đâu nhé.
- Cũng có sản phẩm phủ cho nhựa ngoại thất (là dàn nhựa bên ngoài xe). Mục đích chính là ngăn chặn hiện tượng bạc màu (do tia UV làm lão hóa), và không bị mốc trắng do hóa chất tẩy rửa.
- Nhiều sản phẩm phủ chuyên dành cho mâm xe (hiệu suất cao) nhằm không bị hư hỏng do nhiệt độ quá cao của mâm và phanh xe; hoặc đơn giản là để rửa mâm xe cho sạch hơn.
- Sản phẩm phủ vải/nỉ… giúp nó sạch và ít bị bám mùi hôi khó chịu.
CÁCH PHỦ LỚP COATING NHƯ THẾ NÀO ? #
Không đơn giản như bạn nghĩ. Nó là một quy trình công phu kéo dài nhiều giờ liên tục hoặc có thể là nhiều ngày. Chúng tôi có thể tóm tắt cách phủ lớp coating sơn xe này thành 4 giai đoạn:
- Kiểm tra tình trạng bề mặt sơn xe để nhận biết độ dày lớp sơn xe và đánh giá cách thức thực hiện
- Rửa xe và tảy toàn bộ các chất bẩn bám dính bên ngoài. Nó mất rất nhiều thời gian nếu xe của bạn không được chăm sóc kỹ.
- Xử lý sơn xe nhiều bước nhằm tạo bề mặt hoàn hảo. Giai đoạn này thường gọi với tên chuyên môn là Hiệu chỉnh sơn xe.
- Phủ lớp coating trong phòng phủ và sấy lớp phủ coating trước khi bàn giao xe cho khách hàng.
Dĩ nhiên là sau khi phủ lớp coating thì bạn cần thực hiện kiểm tra tình trạng lớp phủ này định kì. Chúng tôi khuyến khích bạn yêu cầu kỹ thuật viên chăm sóc xe làm điều đó hàng tháng khi bạn rửa xe. Bởi vì nó không mất nhiều thời gian của bạn đâu.
Còn nếu bạn quá bận? Hãy kiểm tra định kì mỗi 3 tháng nhé!
PHỦ NANO LÀ GÌ ? #
Phủ nano xe ô tô là tên gọi thông thường cho giải pháp bảo vệ sơn xe từ polymer hữu cơ. Đây là sản phẩm nhân tạo 100%. Loại này có độ bền từ 6-8 tuần.
Cách gọi “Phủ nano” là cách gọi của người Việt Nam, dựa trên thuật ngữ: lớp phủ được chế tạo từ công nghệ nano-technology. Nghĩa là khi chế tạo, nhà sản xuất tạo ra các phân tử ở kích thước siêu nhỏ, cỡ nanomet (kí hiệu: nm). Một nanomet bằng 1×10⁻⁹ m. Nói chung là rất nhỏ và mắt con người không nhìn thấy được.
Thực chất, phủ nano không phải tên gọi một sản phẩm mà nó chỉ là nói về cách chế tạo ra sản phẩm mà thôi. Trong thực tế, phân loại nhóm sản phẩm đang “áp dụng công nghệ nano” trên sơn xe ô tô là nhóm Protective Sealant.
Hầu hết các sản phẩm đang có tên gọi phủ nano ở Việt Nam đều từ gốc hữu cơ chứa thành phần từ các loại vật liệu polymer nhân tạo hoặc tự nhiên. Nó cũng có thể chứa các loại keo và các chất tổng hợp để tạo bề mặt giống như wax nhưng có tuổi thọ bền hơn wax.
Các sealant hữu cơ này có khả năng che lấp các vết xước nhỏ li ti chứ không làm mất đi các vết xước. Và vì vậy, rất nhiều người thích nó…vì chỉ cần bôi nó lên sơn là họ cảm thấy hiệu quả “mạnh mẽ” mà không phải đánh bóng sơn.
Nhưng, các sealant này không liên kết hoàn toàn với lớp sơn xe. Hậu quả là, sau khi phủ sealant thì ban đầu bề mặt sơn xe sẽ rất bóng đẹp. Nhưng vẻ bóng đẹp này nhanh chóng bị oxy hóa và trở lại hiện tượng xước ban đầu. Hoặc, nếu bạn rửa xe bằng xà bông có nhiều xút, mọi thứ sẽ biến mất ngay lập tức.
WAX CHO XE LÀ NHƯ THẾ NÀO ? #
Wax hay còn gọi là sáp. Wax có thể ở 2 dạng phổ biến:
- Một là một dạng chất lỏng
- Hai là dạng kem
Các sản phẩm wax cho xe ô tô có thể xếp vào 2 nhóm chính:
- Wax có nguồn gốc tự nhiên
- Và wax có nguồn gốc nhân tạo
Với loại wax có nguồn gốc tự nhiên: Nó có thể chứa một tỉ lệ từ dầu cọ hoặc từ sáp của cây carnauba nhất định.
Còn với loại wax nhân tạo thì nó có thể là các hỗn hợp từ dầu và các chất khác nhau hoặc là loại lai giữa một phần nhân tạo và một phần tự nhiên.
Mục đích chính của wax ô tô:
- Giúp lấp đầy các vết xước trên bề mặt sơn
- Tạo bề mặt bóng mịn như gương
- Chống bám nước và chống thấm nước
Hầu hết các loại wax cho xe ô tô đều có tuổi thọ kém, phổ biến là từ 4-6 tuần. Các loại wax có chất lượng cao và được tin dùng trên khắp thế giới hầu hết là của Zymol, Swissvax, P21S. Tuy vậy, giải pháp này chỉ thích hợp với các người đam mê chăm sóc xe ở khí hậu ôn đới. Hoặc người đó có nhiều thời gian wax xe lại thường xuyên sau mỗi lần rửa xe.
Một số loại wax kém chất lượng còn gây bám bụi gây mất thẩm mỹ. Cho nên, nếu có ý định wax cho xe ô tô, bạn nên cân nhắc sản phẩm phù hợp.
CÓ NÊN PHỦ CERAMIC Ô TÔ KHÔNG ? #
Khi sử dụng xe ô tô trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, sơn xe của bạn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tác động thời tiết. Nó làm xấu đi chất lượng lớp sơn xe. Nó cũng làm cho xe bạn kém thẩm mỹ. Nếu xe bạn có giá trị cao thì điều đó thật đáng tiếc.
Các yếu tố bên ngoài này có thể là:
- Tác động của tia UV trong ánh mặt trời làm oxy hóa lớp sơn màu, dẫn đến bề mặt sơn xe bị bạc màu nhanh chóng. Bạn sẽ không còn thấy xe của bạn có đúng màu ban đầu bạn mua nữa. Và, nếu phải đi sơn xe, bạn sẽ gặp nỗi đau “sơn lệch màu” vì màu sơn mới chưa bị oxy hóa sẽ khác với màu sơn cũ đã bị oxy hóa.
- Nó cũng có thể đến từ phân chim, nhựa đường, muối trong nhựa đường, nhựa cây, xác côn trùng bám,… và đều làm ăn mòn bề mặt sơn xe
- Phổ biến hơn là tác động của nước mưa. Chính xác hơn là nước chứa axit do ô nhiễm không khí. Đã là axit thì nó sẽ làm ăn mòn sơn xe, rất nhanh. Có thể chỉ sau một đêm là bạn thấy hậu quả rồi!
- Và cũng có thể là do nước rửa xe không đủ sạch. Đúng, nước rửa xe chứa các khoáng Canxi, Magie,… làm ố và ăn mòn bề mặt sơn xe, gây nên các lốm đốm khó chịu trên toàn bộ bề mặt.
SƠN XE BỊ TRẦY XƯỚC DO RỬA XE KHÔNG ĐÚNG CÁCH #
- Nếu bạn không lau khô hoàn toàn nước sau khi rửa xong mà để “khô tự nhiên”, bạn sẽ thấy dấu tích của việc lười biếng này.
- Còn nếu nó là do bạn rửa xe không đúng cách (thông thường là do chọn điểm rửa xe kém chất lượng), các bọt biển hoặc giẻ lau cũ kém chất lượng gây trầy xước bề mặt.
Nghĩa là, nếu không bảo vệ bề mặt sơn xe từ ban đầu, bề mặt sẽ nhanh chóng bị phá hỏng, gây mất thẩm mỹ và làm giảm giá trị xe nghiêm trọng. Và, bạn sẽ lái chiếc xe xấu đó đi mỗi ngày.
CÓ BAO NHIÊU GIẢI PHÁP BẢO VỆ SƠN XE ? #
Ở Việt Nam, để bảo vệ sơn xe khỏi các tác động tiêu cực của môi trường, có rất nhiều nhóm giải pháp khác nhau. Chúng tôi sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó (khả năng thực hiện):
- Wax (bôi wax): các nhóm sản phẩm có chứa chất làm bóng sơn từ dầu cọ carnauba hoặc dầu làm bóng
- Sealant (phủ sealant): Nhóm này gồm Phủ sealant từ polymer hữu cơ với tên gọi thường thấy là phủ nano và Phủ lớp sealant từ gốc phi hữu cơ.
- Coating (phủ coating): Nhóm này cũng gồm các hợp chất nhân tạo có độ bền vượt trội nhóm sealant ở trên nên xếp riêng. Trên thị trường phổ biến là công nghệ phủ ceramic coating.
- PPF (dán PPF): Dán một tấm màng film trong suốt để bảo vệ sơn xe khỏi đá văng khi đi đường (nó còn có tên gọi khác clear bra)
PHỦ CERAMIC COATING LÀ GÌ ? #
Như đã nói ở trên, phủ ceramic ô tô chỉ là một nhóm nhỏ của giải pháp Phủ coating cho sơn xe. Tên đầy đủ của nó là: Ceramic Coating.
Lý do chính mà mọi người gọi tên là phủ ceramic là vì nó có thành phần chính từ Silicone. Hợp chất này có tên hóa học là SiO2.
Và, khi dịch ra tiếng Việt thì nó có thể là phủ ceramic, phủ gốm, phủ men gốm, phủ sứ, phủ sứ ceramic…..
Loại này mới đây! Bạn sẽ đọc nó là ˈɡra·fēn.
Nhưng thực tế nó cũng là Graphene Ceramic Coating mà thôi. Nghĩa là, thành phần chính là Polysilazane, Silicone… Các sản phẩm này có chứa 1 tỉ lệ nhỏ Reduced Graphene Oxide (rGO). Mặc dù rGO cũng có tên gọi là graphene nhưng nó hoàn toàn khác. Chúng ta sẽ không cần thiết đi quá sâu vào nội dung này.
Có thể bạn lầm tưởng:
Không phải là graphene mà bạn tìm thấy trên mạng với cấu trúc siêu cứng. Cứng hơn thép ư?. Nếu cứng như vậy thì bạn làm xe bọc giáp à?
Mà…bạn làm gì có tiền phủ graphene cơ chứ! Bạn chỉ có tiền mua Ceramic Coating, trong đó có chứa 1 tỉ lệ rGO thôi.
Như đã nói ở trên, phủ graphene chỉ là một nhóm nhỏ của giải pháp Phủ coating cho sơn xe. Tên đầy đủ của nó là: Graphene Ceramic Coating.
Đây là thắc mắc chung của nhiều người vì họ thường xem quảng cáo nói về khả năng chống xước sơn xe khi phủ ceramic.
Đầu tiên: Mục đích của việc phủ ceramic và các loại coating khác lên sơn xe của bạn không phải để chống xước. Nó chỉ được dùng chủ yếu bảo vệ chống bạc màu sơn xe mà thôi.
Tiếp theo: Độ dày của lớp phủ ceamic chỉ dao động từ 0.2 μm – 5 μm. Một sợi tóc của bạn dày trung bình 150 μm. Bạn sẽ thấy là lớp phủ ceramic này mỏng đến mức bạn không thấy được bằng mắt thường sau khi bạn phủ xong luôn đấy. Nên, dĩ nhiên là nó không chống xước được rồi.
Đừng mất tiền vào những quảng cáo láo như thế nhé!
PHỦ CERAMIC XE Ô TÔ XONG THÌ BAO LÂU TÔI CÓ THỂ RỬA XE ? #
Sau khi phủ coating từ 24h – 48h (tùy loại sản phẩm phủ bạn dùng), xe của bạn có thể tiếp xúc với nước. Khi nhà sản xuất nói như vậy có nghĩa là tiếp xúc với nước sạch, và không có hóa chất tẩy rửa hay xà bông gì. Nhưng bạn vẫn cần lau sạch ngay lớp nước đó.
Vậy, nó không phải là rửa xe ô tô như bạn nghĩ đâu.
Tùy vào hợp chất cấu tạo mà các sản phẩm phủ cần thời gian liên kết với bề mặt khác nhau. Do đó, hầu hết sẽ khuyến khích bạn chỉ nên rửa xe bằng xà bông ít nhất 7 ngày sau khi phủ ceramic.
Vì có rủi ro do tiếp xúc nước sau khi vừa phủ ceramic xong nên hầu hết các trung tâm chăm sóc xe sẽ dùng một loại sealant để bảo vệ tạm thời bề mặt sơn như CarPro Reload. Nó giúp bạn an tâm sử dụng xe cho đến khi đủ 7 ngày.
TÔI VỪA PHỦ CERAMIC XE Ô TÔ XONG THÌ GẶP TRỜI MƯA. TÔI PHẢI LÀM GÌ ? #
Việc bạn cần làm là liên hệ với workshop mà bạn đã phủ ceramic. Họ sẽ tư vấn cho bạn cụ thể nên làm gì với sản phẩm mà họ đã phủ trên xe của bạn.
Nếu họ có dùng Reload để bảo vệ tạm thời bề mặt, bạn có thể không phải quá lo lắng.
Nhưng nếu…họ quên dùng Reload, có thể bạn sẽ cần phải kiểm tra thực tế ở lần rửa xe đầu tiên. Bạn sẽ cần xem Hiệu ứng lá sen, nó là một tính năng tối thiểu của phủ ceramic.
Như hình bạn đang thấy, các hạt nước không thấm vào bề mặt sơn xe sau khi đã phủ ceramic xong. Nó tạo thành các hạt riêng biệt bám trên bề mặt. Và nó gọi là hiệu ứng lá sen.
Nếu, bề mặt sơn xe sạch, trơn láng thì bạn có thể thổi các hạt nước này bay đi mất.
Còn nếu bề mặt sơn xe dơ, nhám do bám bẩn, thì hạt nước sẽ…đứng yên dù bạn có thổi mạnh cỡ nào.
Bản chất của hiện tượng này là do hầu hết lớp phủ ceramic có tính chất ghét nước, hay còn gọi là kị nước (tiếng Anh: Hydrophobic). Và, nó làm bề mặt sau khi phủ không thấm nước.
TẠI SAO XE VẪN DƠ DÙ TÔI ĐÃ PHỦ CERAMIC ? #
Chắc chắn là bạn vừa xem quảng cáo về hiệu ứng Tự làm sạch của lớp phủ ceramic đúng không? Hãy để chúng tôi giải thích cho bạn.
Tự làm sạch (tiếng Anh: Self-Cleaning) mà nhà sản xuất nói có nghĩa là khi sơn xe sạch, các hạt nước có thể cuốn trôi bụi bẩn xuống dưới nhờ tác dụng của trọng lực. Để làm được điều này, sẽ cần:
- Sơn xe đã phủ ceramic coating
- Bề mặt sơn xe láng mịn
- Bụi bắt đầu bám vào sơn xe. Lưu ý: Bụi, không phải đất cát đâu nhé 🙂
- Hạt nước có kích thước đủ lớn để trôi xuống
Và, như bạn vừa được phân tích, đó là tình huống hoàn hảo. Vì, chỉ có chiếc xe đứng yên một chỗ và bạn không dùng nó đi ra đường thì mới đủ điều kiện trên.
Thật nghiệt ngã!
Nhưng chúng tôi có tin vui cho bạn. Bạn chỉ cần:
- Phủ ceramic có thương hiệu tốt
- Rửa xe định kì bằng xà bông (loại pH trung tính)
- Tẩy các chất bẩn cứng đầu định kì (cách an toàn cho lớp phủ ceramic)
Là bạn sẽ có chiếc xe như khi mới vừa phủ ceramic xong.
TẠI SAO HIỆU ỨNG LÁ SEN GIẢM DẦN THEO THỜI GIAN ? #
Khi vừa phủ xong, bạn sẽ thấy hiệu ứng lá sen rất mạnh mẽ và rất đẹp mắt. Nhưng sau một thời gian, nó không còn như vậy nữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Chúng tôi chia thành 2 nhóm lý do chính:
- Do loại lớp phủ kém chất lượng: Khả năng chống lại tác động từ môi trường yếu nên lớp phủ nhanh chóng bị mất tác dụng, kéo theo hiệu ứng lá sen cũng mất đi.
- Hoặc là do sơn xe bám bẩn: Các chất bẩn cứng đầu bám dính quá chặt vào bề mặt sơn nên cản trở hiệu ứng lá sen. Khi dùng tay sờ trực tiếp vào bề mặt sơn xe mà bạn cảm thấy nhám, không láng mịn nghĩa là nó đang bám bẩn.
Chăm sóc xe sau khi đã phủ ceramic thực sự rất quan trọng. Bạn chỉ có thể duy trì vẻ đẹp và tình trạng xe sạch nếu bạn biết cách chăm sóc xe và rửa xe đúng cách.
Sau đây là các hướng dẫn nếu bạn tự thực hiện:
- Rửa xe bằng xà bông có pH trung tính với dùng găng tay rửa xe lông cừu Merino
- Dùng phương pháp rửa 2 xô (hoặc phương pháp rửa 3 xô) để tránh làm xước xe khi rửa
- Không dùng nước giếng khoan để rửa xe. Tại Detailing Vietnam, chúng tôi chỉ dùng nước thủy cục đã xử lý qua hệ thống lọc RO 3 cấp
- Cũng không rửa xe dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp
- Khi dùng máy rửa xe cao áp thì không dùng áp lực quá cao trên 150 bar và xịt quá gần vào bề mặt xe gây tróc sơn
- Làm sạch các vết phân chim, xác côn trùng bám, các vết đốm nước càng sớm càng tốt
- Không dùng các hóa chất tẩy rửa chứa axit để tẩy bề mặt sơn xe
- Luôn lau khô bề mặt sơn xe sau khi rửa xe
- Chỉ dùng khăn lau xe microfiber loại tốt để lau bề mặt xe
- Dưỡng bề mặt sơn đã coating với Reload hoặc Elixir thường xuyên
TẠI SAO XE BỊ CÁC ĐỐM Ố MỐC TRẮNG DÙ ĐÃ PHỦ CERAMIC ? #
Có phải bạn đang nói về các vệt trắng khắp toàn xe như hình không?
Nếu là như vậy, nó gọi là “Vết ố nước” (tiếng Anh: Water Spot/Water Mark).
Tại sao lại bị ố nước này?
Như đã giải thích ở trên, khi phủ ceramic thì xe của bạn sẽ có hiệu ứng lá sen, nghĩa là các hạt nước phân bố khắp nơi trên bề mặt. Và nếu xe của bạn đang bám bẩn thì hạt nước đó sẽ đứng yên một chỗ, không đi đâu cả.
Kết quả là, khi nước bay hơi đi, sẽ còn lại các tàn tích và dấu vết của hạt nước dơ đó. Nó bao gồm các khoáng của bản thân hạt nước, như canxi, magie… Và nó cũng có các chất axit do ô nhiễm không khí. Nó cũng kèm theo bụi bẩn các loại nữa.
Nếu bạn rửa xe ngay lập tức, không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra.
Nhưng nếu bạn không rửa xe ngay, nó sẽ bám dính…rất chặt…và rồi ăn mòn xuống sơn. Ăn mòn này rất nhanh khi xe đang nóng (trên capo xe) hoặc khi bạn đỗ xe dưới trời nắng.
Hãy đưa xe của bạn đến ngay trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp hoặc các detailing workshop để kỹ thuật viên làm sạch đúng cách nhé!
BẠN CÒN NHIỀU THẮC MẮC ? #
CHÚNG TÔI CÓ KHO TÀI LIỆU DETAILING CHO BẠN