Nỗi lo khi nói chuyện trước đám đông

View Categories

Nỗi lo khi nói chuyện trước đám đông

5 phút đọc

NỖI LO KHI NÓI CHUYỆN
TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG #

CÔNG CỤ DÀNH CHO NGƯỜI LÀM
NGHỀ DETAILING CHUYÊN NGHIỆP #

WHY? #

Nói trước đám đông là một hình thức giao tiếp đặc biệt với mục đích truyền tải thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi hành động. Đây là việc tác động vào suy nghĩ, tình cảm từ đó định hướng hành động của người nghe.

Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi.

Hầu hết mọi người đều mắc phải một sai lầm phổ biến đó là tìm các kỹ thuật cải thiện kỹ năng nói chuyện trước đám đông mà không tìm hiểu về nỗi lo khi phải nói chuyện trước đám đông và xử lý nó từ gốc. Do vậy, rất ít người thành công khi áp dụng các kỹ thuật đó. Hiểu được điều này, Detailing Vietnam cung cấp bộ Toolkit để bạn có thể tự đánh giá về  kỹ năng giao tiếp hiện tại của bạn trước khi lựa chọn công cụ cải thiện khả năng giao tiếp phù hợp với cấp độ của bản thân.

"Học từ gốc, từ căn bản chính là nền tảng tốt để thành công trong cuộc sống."
RANDY NGUYEN
FOUNDER

SATD
TEST
v1.0 #

SPEAKING ANXIETY TEST FOR DETAILER #

Đây là thang điểm đầu tiên chúng tôi phát triển về Kỹ năng giao tiếp, trực thuộc bộ Phương pháp đánh giá năng lực IDPI  v1.1 (được phát triển dựa trên nền tảng IDPI v 1.0 từ năm 2019). Công cụ đánh giá này có tên gọi Speaking Anxiety Test for Detailer (SATD) v 1.0

Đây là một công cụ nhằm đo lường khả năng tập trung khi nói trước đám đông, đặc biệt là các điểm gây nên sự lo lắng khi giao tiếp của detailer.

HƯỚNG DẪN #

Dưới đây là 34 câu mà đôi khi mọi người thường tự nói về bản thân. Vui lòng cho biết bạn có tin rằng mỗi nhận định tương tự như vậy hay không. Hãy chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 5 sau:

  • Hoàn toàn không đồng ý = 1;
  • Không đồng ý = 2;
  • Không có ý kiến = 3;
  • Đồng ý = 4;
  • Hoàn toàn đồng ý = 5

BỘ CÂU HỎI SATD v 1.0 #

CÂU 1 #

Trong khi chuẩn bị cho một bài thuyết trình, tôi cảm thấy căng thẳng và lo lắng.

Điểm số: _______________

CÂU 2 #

Tôi cảm thấy căng thẳng khi nghe đến từ “bài thuyết trình” và “phát biểu trước đám đông” khi được cấp trên giao nhiệm vụ.

Điểm số: _______________

CÂU 3 #

Suy nghĩ của tôi trở nên bối rối và lộn xộn khi tôi đang phát biểu dù tôi đã chuẩn bị từ trước.

Điểm số: _______________

CÂU 4 #

Ngay sau khi thuyết trình, tôi cảm thấy rằng tôi đã có một trải nghiệm thú vị.

Điểm số: _______________

CÂU 5 #

Tôi lo lắng khi nghĩ về một bài phát biểu trước đám đông sắp tới.

Điểm số: _______________

CÂU 6 #

Tôi không sợ phải phát biểu dù đám đông đó có bao nhiêu người.

Điểm số: _______________

CÂU 7 #

Mặc dù tôi rất lo lắng trước khi bắt đầu một bài phát biểu trước đám đông, nhưng tôi sớm ổn định lại khi bắt đầu thuyết trình và cảm thấy bình tĩnh, thoải mái khi phát biểu trước mọi người.

Điểm số: _______________

CÂU 8 #

Tôi mong muốn được tham gia một buổi nói chuyện trước đám đông.

Điểm số: _______________

CÂU 9 #

Khi người hướng dẫn thông báo sẽ có phần thực hành nói chuyện trước lớp, tôi có thể cảm thấy căng thẳng.

Điểm số: _______________

CÂU 10 #

Tay tôi run và đổ mồ hôi khi tôi đang phát biểu trước mọi người.

Điểm số: _______________

CÂU 11 #

Tôi cảm thấy thư giãn trong khi thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 12 #

Tôi thích được chuẩn bị cho một bài thuyết trình trước lớp học.

Điểm số: _______________

CÂU 13 #

Tôi thường xuyên lo sợ về việc tôi sẽ quên những gì tôi đã chuẩn bị để nói.

Điểm số: _______________

CÂU 14 #

Tôi lo lắng nếu ai đó hỏi tôi điều gì đó về chủ đề của tôi mà tôi không biết.

Điểm số: _______________

CÂU 15 #

Tôi thường xuyên đối mặt với áp lực phải thuyết trình trước lớp học một cách trôi chảy.

Điểm số: _______________

CÂU 16 #

Tôi cảm thấy rằng tôi hoàn toàn làm chủ bản thân trong khi thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 17 #

Đầu óc tôi hoàn toàn sáng suốt khi thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 18 #

Tôi không sợ khi được gọi lên phát biểu trước lớp.

Điểm số: _______________

CÂU 19 #

Tôi đổ mồ hôi ngay trước khi bắt đầu một bài thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 20 #

Tim tôi đập rất nhanh ngay khi tôi bắt đầu một bài thuyết trình trước lớp.

Điểm số: _______________

CÂU 21 #

Tôi cảm thấy bồi hồi, lo lắng khi ngồi trong phòng ngay trước khi bài thuyết trình của tôi bắt đầu.

Điểm số: _______________

CÂU 22 #

Một số bộ phận trên cơ thể tôi cảm thấy rất căng thẳng và cứng nhắc trong khi thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 23 #

Tôi rất căng thẳng và lo lắng khi nhận ra chỉ còn một ít thời gian để hoàn thành phần thuyết trình của tôi.

Điểm số: _______________

CÂU 24 #

Trong khi thuyết trình, tôi biết mình có thể kiểm soát được cảm giác căng thẳng và áp lực của mình.

Điểm số: _______________

CÂU 25 #

Tôi thở nhanh hơn ngay trước khi bắt đầu bài thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 26 #

Tôi cảm thấy thoải mái và thư giãn trong khoảng một giờ trước khi thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 27 #

Khi tôi lo lắng, tôi thuyết trình kém hơn bình thường.

Điểm số: _______________

CÂU 28 #

Tôi cảm thấy lo lắng khi giáo viên phân công tôi phụ trách phần thuyết trình trước lớp.

Điểm số: _______________

CÂU 29 #

Khi tôi nhận ra mình mắc lỗi trong khi thuyết trình, tôi sẽ khó tập trung vào các phần tiếp theo.

Điểm số: _______________

CÂU 30 #

Tôi cảm thấy bất lực khi phải thực hiện các buổi thuyết trình quan trọng.

Điểm số: _______________

CÂU 31 #

Tôi khó ngủ vào đêm trước khi có bài thuyết trình.

Điểm số: _______________

CÂU 32 #

Tim tôi đập rất nhanh khi tôi trình bày một lỗi sai.

Điểm số: _______________

CÂU 33 #

Khi chờ đợi được đến lượt phát biểu ý kiến, tôi cảm thấy lo lắng.

Điểm số: _______________

CÂU 34 #

Trong khi thuyết trình, tôi lo lắng đến nỗi quên mất những kiến thức mà tôi thực sự đã biết và đã làm.

Điểm số: _______________

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ #

Để đánh giá kết quả của SATD Test, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  1. Chấm điểm Khung A: Bạn cộng điểm số ở các câu hỏi 1, 2, 3, 5, 9, 10, 13, 14, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 và 34
  2. Chấm điểm Khung B: Bạn cộng các điểm số ở các câu hỏi 4, 6, 7, 8, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 24 và 26

SATD = 72 + KHUNG A - KHUNG B #

THANG ĐÁNH GIÁ #

Điểm SATD của bạn sẽ dao động từ 34 đến 170. Nếu bạn tính toán số điểm dưới 34 hoặc trên 170, bạn cần tính toán lại.

  • Chỉ số lo lắng cao = > 131
  • Chỉ số lo lắng thấp = < 98
  • Chỉ số lo lắng trung bình = 98-131

BẠN CẦN ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ #

CHÚNG TÔI SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN

Nguồn: McCroskey, J. C. (1970) . Measures of communication-bound anxiety. Speech Monographs, 37, 269-277.

Your Bag

Loading

Your bag is empty

Log In

Don’t have an account?