Bạn có bao giờ đặt các câu hỏi này:
- Trong nhiều tình huống dịch vụ, bạn áp dụng cách làm này thì OK mà qua tình huống khác lại SAI. Vì sao có chuyện này?
- Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm detailing họ tích lũy cho bạn, nhưng khi bạn dùng lại không như mong muốn. Nó bị lỗi ở điểm nào?
- Có nhiều chủ đầu tư giám sát quá chặt chẽ cách làm của kỹ thuật viên để làm gì? Họ làm nhiều việc cồng kềnh và mất thời gian mà tại sao họ vẫn làm?
- Khách hàng không đồng ý cách làm đó trên xe của họ dù bạn đã từng làm nhiều tình huống phức tạp hơn. Họ suy nghĩ gì?
Nếu có thì đâu là lời giải? Thực ra không có 1 câu trả lời sẵn cho những câu hỏi kiểu này. Đây là các câu hỏi thuộc về tư duy. Chỉ những người đi làm detailing chuyên nghiệp mới gặp phải nó.
Và nếu bạn muốn tự bạn trả lời được, bạn cần học tư duy detailing.
Kỹ năng tư duy detailing là gì? #
Chúng ta sẽ không đi vào hàn lâm khoa học mà chỉ ứng dụng nó thôi bạn nhé. Hiểu đơn giản Kỹ năng tư duy detailing là khả năng cho phép một bạn nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, đa chiều hơn về các tình huống phức tạp khi làm nghề detailing chuyên nghiệp. Nhờ kỹ năng tư duy detailing này, bạn có thể suy nghĩ và tạo ra các giải pháp mới mẻ hơn.
Dĩ nhiên, là nó phải tốt hơn ở cách làm detailing cũ ở nhiều điểm rồi!
Cũng có thể phòng tránh những sai sót mà bạn thường gặp. Hay là tránh những suy nghĩ lệch lạc làm sai hướng đi nghề nghiệp của bạn.
Và vì nó trừu tượng nên bạn đã từng nghĩ…là không có kỹ năng này. Trong bài viết này giới thiệu về các kỹ năng tư duy detailing mà bạn sẽ phải có để thích nghi với xu hướng detailing trong 5 năm tới.
1. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH #
Có lẽ là các bạn có thể nghe đâu đó về kỹ năng phân tích khi làm detailing rồi. Nó liên quan đến những tình huống dịch vụ ô tô mà bạn gặp hàng ngày. Những buổi ngồi chia sẻ kinh nghiệm detailing hoặc cách chăm sóc xe đúng cách,… cũng là một dạng như thế. Mà ở đó, bạn bàn luận và đưa ra ý kiến cá nhân về cách chăm sóc xe của người nay hoặc người kia…thế nào là ĐÚNG hoặc SAI.
Đây là 1 ví dụ điển hình mà bạn đang dùng kỹ năng phân tích detailing. Ở đó, bạn đưa ra những nhận định, ý kiến hoặc là những quan điểm về kỹ thuật, quan điểm về bán hàng, cách quản lý…
Bạn cũng có thể dùng các suy luận và giả thuyết Nếu…thì… rất phổ biến trong khi trò chuyện.
Tóm lại, Kỹ năng phân tích detailing bao gồm khả năng bạn nghiên cứu tình huống, phân tích dữ liệu, và đưa ra các dự đoán. Nhờ vậy, bạn nắm bắt hoặc chỉ ra được các vấn đề, khó khăn và thuận lợi mà trung tâm chăm sóc xe có thể gặp phải. Bạn cũng có thể tìm cách cải thiện những hoạt động vận hành hàng ngày của studio detailing khác.
Cho nên, là kỹ năng tính toán thời gian và dự đoán nó cũng cần phải học. Và bạn phải học nó mỗi ngày để thật sự sắc bén. Hãy tập thói quen này khi làm detailing với tất cả các dịch vụ xe mà bạn làm. Bạn sẽ thấy nó rất hữu ích.
Có phải khi bạn làm đúng thời gian dự đoán ban đầu, bạn cảm thấy mình giỏi hơn đúng không?
2. KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TIN #
- Bạn đã từng làm việc với những người mà khi họ nói với bạn xong họ cũng không biết là họ đang nói gì không?
- Hay là họ bảo sếp giao việc XYZ cho bạn mà bạn hỏi lại thì họ cũng không nói được là giao việc gì.
- Có khi hỏi tại sao họ làm việc đó thì họ cũng không biết tại sao?
Những tình huống dở khó dở cười như thế này khá phổ biến khi làm detailing chuyên nghiệp. Những trung tâm chăm sóc xe theo mô hình workshop detailing hiệu suất cao cũng thường mắc phải lỗi này. Nhưng họ vẫn đang hoạt động và cố gắng vượt qua mỗi ngày.
Đó là lỗi truyền thông tin. Rất nhiều người có kỹ năng truyền thông tin KÉM.
Bạn sẽ không muốn làm việc với những người như thế…vì rất phiền phức và mất thời gian. Đôi khi là hỏng việc.
3. KỸ NĂNG PHẢN BIỆN #
- Sếp đã nói là luôn đúng!
- Quản lý muốn thì cứ làm đi!
- Làm đi rồi mới biết nó đúng chưa!
Nếu bạn đã nghe những câu tương tự như thế khi đi làm thì đây là dấu hiệu kỹ năng phản biện detailing kém. Rất nhiều bạn sẽ nói rằng vì đang đi làm thuê nên không quyết định được.
Bạn nói đúng! Nhưng bạn sai rồi.
Thật vô lý nhỉ?
Bạn đúng vì bạn không quyết định thay người khác được. Bạn cũng không phải là sếp để quyết định thay sếp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận thức được cách chăm sóc xe của bạn là phù hợp với yêu cầu của sếp giao hay chưa. Và bạn cũng có thể phản biện với sếp về cách làm của sếp để họ có thêm góc nhìn về chuyên môn của bạn. Nhưng cần phải khéo léo và linh hoạt để họ lắng nghe bạn thay vì hiểu nhầm bạn chống đối họ.
Dĩ nhiên có nhiều người quản lý sẽ chỉ thích ra lệnh và phục tùng. Bạn cũng có thể chọn môi trường làm việc phù hợp thay vì môi trường làm việc detailing quá nhiều toxic! Môi trường độc hại không những hủy hoại tương lai của bạn mà còn làm thay đổi con người bạn luôn.
Nhưng nếu workshop detailing đó trả lương cao hơn những nơi khác thì bạn có thể cân nhắc. Đây chỉ là 1 ví dụ về sự phản biện khi làm detailing mà thôi.
Kỹ năng tư duy phản biện giúp bạn có khả năng nhìn nhận và đánh giá sự vật, sự việc ở mọi khía cạnh khác nhau. DVN thường gọi đây là các góc nhìn đa chiều. Và bạn không bỏ sót những khía cạnh dễ bị bỏ quên như những người khác. Khi đó, bạn có thể đưa ra các câu hỏi phù hợp để hiểu đúng bản chất vấn đề thay vì tiếp nhận một cách vội vàng.