Skip links

KIỂM SOÁT NỖI LO
KHI TƯ VẤN DỊCH VỤ DETAILING
TOOLKIT 1

CÔNG CỤ DÀNH CHO NGƯỜI TƯ VẤN TẠI DETAILING WORKSHOP

TOOLKIT 1

Tư vấn dịch vụ detailing cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại workshop đòi hỏi người tư vấn có kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt. Nhưng xử lý nỗi lo khi giao tiếp và tư vấn với khách hàng cũng không kém phần quan trọng. Nhận thấy đây là gốc rễ của vấn đề mà nhiều tư vấn viên gặp phải, Detailing Vietnam đưa ra các công cụ kiểm soát nỗi lo khi tư vấn dịch vụ. 

Đây là những công cụ mà người tư vấn có thể áp dụng vào thực tế  một cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau, từ tình huống đơn giản đến các tình huống phức tạp khi giao tiếp với khách hàng.

Toolkit 1 thuộc bộ Toolkit Kiểm soát nỗi lo khi Tư vấn dịch vụ detailing. Đây là bộ công cụ cơ bản nhất mà Người tư vấn ở cấp độ A – Người mới bắt đầu có thể áp dụng.

  • Yêu cầu kinh nghiệm: Không yêu cầu
  • Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp: Không yêu cầu
  • Giai đoạn của Quy trình tư vấn: Bước 4 – Thực tập
  • Mức độ khó: 1/5
  • Kênh tư vấn hiệu quả nhất: Tư vấn trực tiếp
  • Loại tình huống: Trao đổi thông tin về gói dịch vụ detailing
"Dịch vụ detailing chỉ được xem là thành công khi người tư vấn biết đúng điểm chạm của khách hàng."
RANDY NGUYEN
FOUNDER

MỤC TIÊU

Toolkit 1 được thiết kế để học viên có thể vượt qua các nỗi lo của bản thân khi cần trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng. 

Hình thức giao tiếp: Trực tiếp.

Đối tượng chính: Tất cả thông tin về gói dịch vụ detailing.

NỘI DUNG

THE REASON

WHY?

Giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày của bất kì ai. Tư vấn viên về dịch vụ detailing cũng vậy. Nhưng không phải ai sinh ra cũng đã thành thạo kỹ năng này. Sợ hãi, lo lắng, hồi hộp khi ra gặp mặt khách hàng là tâm lý phổ biến, nhất là với người mới bắt đầu công việc tư vấn dịch vụ. 

Vậy, lý do đằng sau nó là gì? 

Kiem soat noi lo khi tu van dich vu detailing 1

Khi tôi hỏi học viên của mình điều gì khiến họ lo lắng. Họ luôn luôn họ trả lời với những câu trả lời giống nhau:

  • “Tôi không thích giao tiếp với người lạ.”
  • “Tôi không thích khách hàng nhìn chằm chằm vào tôi.”
  • “Tôi không biết phải nói gì.”

Vấn đề nằm ở chỗ: Mặc dù có vẻ như tránh tiếp xúc trực tiếp bằng mắt giống như một cách hiệu quả để đối phó với sự lo lắng khi giao tiếp với khách hàng. Việc này thực sự khiến bạn thậm chí còn lo lắng hơn.

Bộ não của chúng ta đã chuyển nỗi sợ hãi khi phải giao tiếp bằng mắt thành nỗi lo mà chúng ta thực sự phải đối mặt. Phản ứng thể chất của nhiều người trong khi nói với người lạ giống như cách cơ thể họ sẽ phản ứng với các dấu hiệu nguy hiểm về thể chất (khó thở, đỏ mặt, run rẩy).

Vì vậy, ngày nay khi chúng ta nói chuyện trước một nhóm người hay chỉ là một người lạ, chúng ta có cảm giác giống như có đôi mắt đang dõi theo mình. Và đó là lý do chúng ta cảm thấy lo lắng.

Và rồi sau đó?

Chúng ta có xu hướng tránh né họ – những người khách hàng lạ. Chúng ta thường nhìn xuống đất. Chúng ta tìm một chỗ để đứng. Trong quá trình này, chúng ta không để ý đến khách hàng ngay trước mặt, mà chỉ mong muốn họ tàng hình.

Thậm chí nhiều người trong chúng ta còn tìm cách tạo khoảng cách với khách hàng khi giao tiếp. Giữ một khoảng cách nhất định chẳng hạn. Đó chỉ là cách chúng ta đang cố gắng xử lý tình huống bối rối.