Skip links

[vc_row height=”” css=”.vc_custom_1458907412107{padding-top: 75px !important;}”][vc_column][vc_column_text]

Các câu hỏi thường gặp về dán phim PPF bảo vệ sơn xe

[/vc_column_text][vc_column_text]

1. Phim PPF là gì?

[/vc_column_text][vc_column_text]Phim PPF có tên gọi tiếng Anh là Paint Protection Film (hay còn gọi là Clear Bra) là một tấm phim trong suốt được dùng để dán trên sơn xe nhằm bảo vệ bề mặt sơn xe khỏi các tác động môi trường như trầy xước do va quệt nhẹ, đá văng, xước xoáy do rửa xe không đúng cách,…[/vc_column_text][vc_column_text]

2. Dán phim PPF là gì?

[/vc_column_text][vc_column_text]Dán phim PPF là kỹ thuật mà các detailer dùng để dán tấm màng phim PPF lên bề mặt cần được bảo vệ. Do đặc tính của phim PPF là vật liệu đàn hồi – co dãn được sản xuất dưới dạng các cuộn phim, các cuộn phim này là những tấm phẳng trong khi bề mặt sơn xe là những hình dạng cong uốn lượn hoặc gồ ghề khác nhau nên để dán phim PPF tốt thì cần có kỹ thuật tốt.

>> Xem ngay Dán film PPF chống trầy xước sơn xe: 11 lỗi cơ bản thường gặp và cách khắc phục[/vc_column_text][vc_column_text]

3. Tôi có cần phải wax sau khi dán phim PPF không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Bạn có thể wax hoặc dùng các chất dưỡng bóng để bôi lên lớp phim PPF này nhằm bảo vệ bề mặt phim được lâu dài. Tuy vậy, các chất wax bôi trên phim PPF nếu chứa trên 5% Kerosene hoặc Naphtha có thể gây tác động đến chất lượng phim PPF. Vì vậy bạn cần tham khảo lời khuyên của cửa hàng dán phim PPF mà bạn đã thực hiện.[/vc_column_text][vc_column_text]

4. Các điều kiện được bảo hành khi dán phim PPF?

[/vc_column_text][vc_column_text]Khi dán phim PPF, thông thường các đại lý sẽ cung cấp chế độ bảo hành bao gồm những lỗi liên quan đến phim PPF như:

  • Phim PPF chống bám bẩn, không bị ố dưới tác động của môi trường
  • Phim PPF không bị ngả vàng sau một thời gian sử dụng
  • Phim PPF không bị rạn nứt
  • Phim PPF không bị tróc và tách rời theo từng lớp
  • Phim PPF không bị bong tróc
  • Phim PPF không bị bọt khí bên trong

[/vc_column_text][vc_column_text]

5. Có cần dùng clay để làm sạch phim PPF?

[/vc_column_text][vc_column_text]Sau khi dán phim PPF một thời gian thì các chất bẩn cứng đầu vẫn liên tục bám dính trên bề mặt phim hoặc do rửa xe không đủ sạch thì phim nhanh chóng bị bẩn, không còn láng mịn như ban đầu. Khi đó, bạn có thể dùng đất sét chuyên dụng  như clay để làm sạch bề mặt. Cần dùng kèm dung dịch bôi trơn  có kah3 năng tạo độ trơn tốt như CarPro Immolube.[/vc_column_text][vc_column_text]

6. Có thể dán phim PPF trên bề mặt chrome không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Sơn chrome hay các bề mặt được xi mạ crom đều có thể được dán phim PPF để bảo vệ tương tự như sơn thông thường.[/vc_column_text][vc_column_text]

7. Vì sao phim PPF bị ngả vàng sau một thời gian sử dụng?

[/vc_column_text][vc_column_text]Dưới tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời, tấm màng phim bị oxy hóa và bị thay đổi màu sắc, thông thường bị vàng đi. Bên cạnh đó, một số loại phim PPF giá rẻ cũng có lớp keo dán bên dưới kém chất lượng và bị hư hỏng nhanh chóng sau một thời gian ngắn, cũng gây nên hiện tượng vàng phim PPF.[/vc_column_text][vc_column_text]

8. Phim PPF tự lành vết xước sâu như thế nào?

[/vc_column_text][vc_column_text]Rất nhiều trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp và các detailing workshop đang tiếp thị quá mức về khả năng tự lành vết xước của phim PPF. Thông thường phim PPF làm từ vật liệu TPU mới có thể tự hồi phục các vết trầy xước nhẹ dưới 13 micron dưới tác động của nhiệt độ cao.

Lưu ý: độ dày của 1 sợi tóc con người khoảng 150 micron nên đồng nghĩa rằng phim PPF chỉ có thể tự hồi phục vết trầy xước khoảng 1/10 độ dày sợi tóc con người.

>> Xem ngay Kinh nghiệm dán phim PPF bảo vệ sơn xe: TPU hay PVC?[/vc_column_text][vc_column_text]

9. Dán phim PPF trên kính chắn gió xe được không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Về cơ bản, không dán phim PPF trên kính chắn gió xe hơi được vì nguyên tắc hấp thụ và phản xạ ánh sáng hoàn toàn khác nhau. Các nhà sản xuất đã chế tạo ra phim bảo vệ kính chắn gió Windshield Protection Film để chống đá văng gây vỡ kính khi xe di chuyển với tốc độ cao.[/vc_column_text][vc_column_text]

10. Phim PPF có độ dày bao nhiêu?

[/vc_column_text][vc_single_image image=”9763″ alignment=”center”][vc_column_text]Thông thường, các phim PPF có độ dày lớp TPU khoảng 150 micron, cộng thêm các lớp khác nữa thì phim PPF sẽ có độ dày trung bình khoảng 190 micron (dày hơn một sợi tóc con người).

Lưu ý rằng lớp Release Liner là lớp màng sẽ được gỡ bỏ khi dán phim PPF.[/vc_column_text][vc_column_text]

11. Bao lâu sau khi dán phim PPF thì có thể rửa xe?

[/vc_column_text][vc_column_text]Về cơ bản, sau 48h kể từ khi dán phim PPF trên sơn xe là bạn có thể rửa xe bằng máy rửa xe áp lực cao. Tuy vậy, để đảm bảo các mép phim PPF không bị bong tróc, bạn cần hạn chế dùng nước áp lực quá mạnh để phun xịt vào các mép phim, đặc biệt là không nên dùng áp lực rửa xe lớn hơn 150 bar.[/vc_column_text][vc_column_text]

12. Gỡ bỏ phim PPF đã dán có bị bong tróc sơn xe không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Trong thực tế, với các loại phim PPF chất lượng cao và cóthương hiệu uy tín thì rất ít xảy ra hiện tượng bong tróc sơn xe OEM khi gỡ bỏ phim PPF cũ. Tuy vậy, lớp sơn đã được sơn lại ở các vị trí có thể sẽ bị bong tróc khi gỡ bỏ phim PPF.[/vc_column_text][vc_column_text]

13. Dán phim PPF cho đèn pha có tốt không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Với khả năng chống đá văng rất tốt cũng như đặc tính trong suốt của màng phim thì dán phim PPF cho đèn pha (đèn chiếu sáng trước và đèn sau) được xem như một giải pháp bảo hiểm chi phí thấp mà bạn nên dùng.[/vc_column_text][vc_column_text]

14. Tôi có cần phủ ceramic sau khi dán phim PPF không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Hầu hết các phim PPF ở thời điểm hiện nay đều chưa có khả năng chống bám bẩn nên bạn nên phủ ceramic để bảo vệ phim PPF và chống bám bẩn cho sơn xe. Nếu bạn dán phim PPF của STEK thì lớp màng chống bám nước của phim này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí phủ ceamic.[/vc_column_text][vc_column_text]

15. Dán phim PPF có dễ thấy không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Hầu hết loại phim PPF phổ biến nhất trên thị trường là phim trong suốt nên bạn hầu như rất khó thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Tuy vậy, các cạnh/mép dán chính là nơi dễ bị lộ nhất cũng như dễ bám bẩn sau một thời gian nếu không có kỹ thuật dán phim tốt.

Vì vậy hiện nay trên thị trường đang áp dụng tiêu chuẩn mới Totally Invisible để các kỹ thuật viên có tay nghề cao có thể dán phim PPF với các mép dán hầu như không thấy được.

>> Xem ngay Cách dán phim PPF theo phương pháp Totally Invisible tiêu chuẩn Nhật Bản[/vc_column_text][vc_column_text]

16. Học dán phim PPF có dễ không?

[/vc_column_text][vc_column_text]Không giống như vệ sinh nội thất xe hơi hay đánh bóng sơn xe, kỹ thuật dán phim PPF là một kỹ thuật khó, đòi hỏi học viên phải có sự kiên nhẫn và tập trung cao độ cũng như hiểu được những nguyên tắc thực hiện cơ bản. Vì vậy tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng,…hiện nay vẫn chưa có nhiều địa điểm dán phim ppf uy tín.

>> Xem ngay Khóa học dán film PPF cơ bản Partial PPF Installation[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]